Ngày 5 tháng 2 năm 2020, Rome - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đều đã thể hiện tinh thần đoàn kết với Trung Quốc và đề nghị được hỗ trợ cho nước này trong công cuộc chống lại dịch bệnh do chủng mới của virus corona (2019-nCoV).
Trong một lá thư gửi đến Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu ba cơ quan - Tổng Giám đốc FAO QU Dongyu, Chủ tịch IFAD Gilbert Houngbo và Giám đốc điều hành WFP David Beasley – đã bày tỏ sự nể phục tới sự kiên cường của người dân Trung Quốc và ca ngợi những nỗ lực của nhà nước quốc gia này trong việc đối đầu với tình trạng khẩn cấp.
Sự bùng phát dịch bệnh được mô tả như là một “thách thức sức khỏe đối với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới”, ba cơ quan có trụ sở tại Rome cam kết sẵn sàng hỗ trợ, dựa trên chuyên môn lĩnh vực tương ứng của họ, cho những nỗ lực của Trung Quốc để giảm bớt sự ảnh hưởng của virus đến người dân, đặc biệt là ở nông thôn.
FAO hiện đang hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua Bộ phận FAO / IAEA chung của mình, để hỗ trợ các nước thành viên và cộng đồng nghiên cứu xác định các vật chủ tiềm năng của virus này. Cụ thể, FAO đã kích hoạt một nhóm điều phối sự cố tập hợp các chuyên gia toàn cầu, khu vực và quốc gia để đánh giá tình hình, đảm bảo nhận thức và hoạt động phối hợp. Chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo sự sẵn sàng của tất cả các phòng thí nghiệm thú y quốc gia để nhanh chóng phát hiện virus mới trong động vật và các sản phẩm động vật được tiêu thụ cho con người, cũng như tiến hành giám sát kỹ lưỡng động vật chủ và lưu hành 2019-nCoV trong môi trường.
FAO cùng với WHO và OIE, dùng phương pháp One Health để thúc đẩy nhận thức về các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người và phát minh ra các phương pháp tốt nhất trong việc chống lại chúng. FAO cũng đã có lịch sử hợp tác lâu dài với WHO trong việc giảm rủi ro liên quan đến thực phẩm, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, bao gồm việc thông qua Codex Alimentarius - một tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, hướng dẫn và quy tắc thực hành công cụ quan trọng trong thời đại thương mại thực phẩm toàn cầu hóa.
"Trong trường hợp khẩn cấp như sự bùng phát virus corona mới lạ hiện nay, các quốc gia dễ bị tổn thương nhất thường phải chịu đựng nhiều nhất, những tổn thất sinh kế và mất mát trong cuộc sống”, QU nói. "Ý tưởng đoàn kết chặt chẽ của FAO tập trung vào việc xây dựng những mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ mang các mạnh thường quân đến gần với những người cần được viện trợ và ưu tiên hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất. Điều này cũng sẽ cho phép họ tăng cường khả năng phục hồi khi gặp tình huống khẩn cấp như thế này."
"Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược 40 năm với Trung Quốc để giảm nghèo và thúc đẩy phát triển nông thôn, IFAD sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi nông thôn toàn diện bằng cách tiếp tục tạo cơ hội kinh tế cho các gia đình và doanh nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho những người có thể bị ảnh hưởng", Houngbo nói.
"WFP đã theo sát các sự kiện và chúng tôi sẵn sàng triển khai chuyên môn về hậu cần toàn cầu và các lĩnh vực khác theo yêu cầu", Beasley nói. "Chúng tôi hoàn toàn đứng sau hỗ trợ tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay, và đặc biệt là những quốc gia có thể cần hỗ trợ thêm trong việc đối mặt với mối đe dọa sức khỏe ngày một lớn này."