Italia và FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống ở khu vực Địa Trung Hải đối với việc quản lý bền vững tài nguyên đất và nước

14/02/2020    1.602    4.6/5 trong 5 lượt 
Italia và FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống ở khu vực Địa Trung Hải đối với việc quản lý bền vững tài nguyên đất và nước
FAO tổ chức sự kiện thứ ba của sáng kiến ​​Các nguyên tắc trong chế độ ăn uống của khu vực Địa Trung Hải cho chương trình nghị sự 2030
Ngày 13 tháng 2 năm 2020, Rome – Chế độ ăn uống chung tại khu vực Địa Trung Hải không chỉ tốt cho sức khỏe con người mà còn có tác động tích cực đến môi trường và sự đa dạng sinh học. Đây là thông điệp chính tại một sự kiện được tổ chức tại trụ sở chính của FAO vào ngày hôm qua (ngày 13 tháng 2), với mục đích nâng cao nhận thức về chế độ ăn uống ở Địa Trung Hải có thể giúp chúng ta đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Sự kiện này – sự kiện thứ ba trong chuỗi sáng kiến về “Các nguyên tắc trong chế độ ăn uống ở Địa Trung Hải cho chương trình nghị sự 2030” – được tổ chức bởi Chính phủ Italia, hợp tác với Coldiretti (tổ chức nông dân lớn nhất của Italia) và Fondazione UniVerde.
Dựa trên việc tiêu thụ dầu ô liu thường xuyên, sự đa dạng phong phú của thực phẩm có nguồn gốc thực vật (ngũ cốc, trái cây, rau, đậu) và một lượng cá, thịt vừa phải, chế độ ăn uống ở Địa Trung Hải được công nhận rộng rãi vì nhiều lợi ích cho sức khỏe và ít ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc Tài nguyên Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên của FAO lưu ý, “cách ăn uống truyền thống đang dần thay đổi thói quen và cách sống – từ phong phú và cân bằng dinh dưỡng, các bữa ăn dần đơn điệu, đầy chất béo, đường và muối.”
Cuối cùng, Semedo cảnh báo rằng những hậu quả tiêu cực tích lũy cả về sức khỏe con người (với sự gia tăng mạnh mẽ của việc béo phì, thừa cân cũng như các bệnh không lây nhiễm) và về môi trường, thông qua suy thoái nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm mất đa dạng sinh học thực phẩm và nông nghiệp.
Để giải quyết xu hướng tiêu cực này, Địa Trung Hải và các chế độ ăn kiêng truyền thống khác cần được bảo tồn và phát huy, trong khi đóng góp của chúng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, trao quyền cho phụ nữ, liên kết đô thị-nông thôn, mất lương thực và quản lý chất thải phải được tiếp tục nghiên cứu và đề cao.
FAO có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này, Semedo nhấn mạnh, ví dụ bằng cách nhân rộng các bài học kinh nghiệm từ các Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIAHS – Globally Important Agricultural Heritage Sites), sáng kiến của FAO công nhận cảnh quan nổi bật kết hợp đa dạng sinh học nông nghiệp, hệ sinh thái bền vững và di sản văn hóa có giá trị. Chẳng hạn như vào năm ngoái, hai cảnh quan của Italia – Vườn nho truyền thống Soave và Rừng olive ở sườn đồi giữa Assisi và Spoleto – đã được thêm vào danh sách.
 

Vườn nho Soave

Bằng cách kết nối với chính phủ, nông dân và người tiêu dùng, FAO có thể nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững các loại cây trồng bị lãng quên và không sử dụng, đồng thời hỗ trợ tích hợp đa dạng sinh học trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp.
Semedo đã mời các đối tác hợp tác chặt chẽ và cùng nhau nắm bắt các cơ hội khác nhau diễn ra vào năm 2020, như kỷ niệm 75 năm của FAO, Thập kỷ dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc, kỷ niệm 10 năm tuyên bố Chế độ ăn uống ở khu vực Địa Trung Hải là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại bởi UNESCO .
 
fao.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan