COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế Ý như thế nào?

04/03/2020    656    4.6/5 trong 5 lượt 
COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế Ý như thế nào?
COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế Ý như thế nào?
   • Bắc Ý hiện đang là trung tâm của sự bùng phát dịch bệnh do virus corona ở châu Âu.
   • Cảnh báo hạn chế du lịch đã được đưa ra - ở cả Ý và các nước khác trên thế giới.
   • Dịch bệnh này có thể tác động gián tiếp đến nền kình tế trì trệ của Ý.
Bắc Ý hiện là trung tâm dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu. Cho đến nay, 79 người Ý đã chết do virus corona mới và 2502 người đã bị nhiễm bệnh. Các trường học trong khu vực đã bị đóng cửa, các trường đại học đã tạm dừng các bài học, các công ty đã yêu cầu nhân viên của họ làm việc tại nhà, và nhiều nhà hát, rạp chiếu phim và quán bar cũng đóng cửa. Dịch bệnh do virus đã gây ra việc phải hủy bỏ hai ngày cuối cùng của lễ hội Venice Carnival, nơi thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Khu vực phía nam Milan, nơi xuất hiện những ca đầu tiên nhiễm COVID-19 của Ý được báo cáo, đang được kiểm dịch.
Các dịch bệnh cũng không còn mới ở phía Bắc nước Ý, nơi vốn là trung tâm các tuyến mậu dịch suốt thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng. Trên thực tế, Venice là thành phố đầu tiên phát triển các phương pháp để ngăn chặn và điều trị các bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo. Trước đó, chính quyền đã cách ly những người có triệu chứng trên các nhà cách ly (lazarets – các con tàu được neo cố định và sử dụng để cách ly kiểm dịch) trên các hòn đảo bên ngoài thành phố, và hạn chế di chuyển và tương tác của những người Venice còn khỏe mạnh trong thời gian cách ly 40 ngày.
Minh chứng rõ ràng đó là các biện pháp hỗn hợp này đã có hiệu quả. Năm 1630, Milan đã thiệt hại gần một nửa dân số vì dịch hạch, trong khi con số đó ở Venice chỉ rơi vào khoảng 30%. Tỷ lệ tử vong thậm chí có thể cao hơn nhiều nếu chính quyền không chống lại sự lây lan như cách họ đã làm.
Y học hiện đại và các chuẩn mực sống lành mạnh hơn đã làm giảm đáng kể tần suất dịch bệnh, làm chậm đáng kể tốc độ lây nhiễm và giảm tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ tử vong chung do COVID-19 hiện tại là khoảng 34 phần nghìn, trong đó người cao tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe có nguy cơ cao nhất. So với dịch bệnh thời cận đại ở Bắc Ý, con số đó ở mức 300 – 400 phần nghìn.
 

 
Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay đó là liệu các biện pháp ngăn chặn COVID-19 của chính quyền Ý có phù hợp với mức độ quy mô của vấn đề không, hay nó quá hà khắc? Hơn nữa, các bước này được quyết định bởi các mục tiêu của các chính sách công khai thực sự, hay chủ yếu là những xem xét về vấn đề chính trị?
Quản lý rủi ro quan trọng và tăng cường khả năng phục hồi là các mục tiêu chính sách công chính. Một ổ dịch cúm rất dễ lây lan ở khu vực đông dân cư cần phải được ngăn chặn ngay cả khi tỷ lệ tử vong không đáng kể, bởi vì dịch bệnh sẽ khiến các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nhiều khu vực sụp đổ. Cũng như đối với các cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ luôn luôn dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa khủng hoảng so với việc phải đối mặt chống lại nó, bởi vì một khi nó diễn ra sẽ kéo theo các thiệt hại lớn về kinh tế, chính trị và xã hội.
Các biện pháp cũ nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh như kiểm dịch và cấm du lịch, dường như không hiệu quả trong thời buổi kinh tế hội nhập và có nhiều chuyển biến hiện giờ. Sau khi chính phủ Mỹ tuyên bố tạm thời từ chối nhập cảnh đối với các công dân ngoại quốc có đến Trung Quốc du lịch trong thời gian gần, chính phủ Ý cũng đã cấm các chuyến bay trực tiếp đến và đi từ Trung Quốc. Nhưng biện pháp này – được áp dụng để đối phó với áp lực từ dân túy cánh hữu của đảng League – sẽ tạo ra căng thẳng với Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn mua hàng xuất khẩu trị giá khoảng 16 tỷ đô la của Ý mỗi năm. Lệnh cấm các chuyến bay cũng không giải quyết được vấn đề giám sát các chuyến bay gián tiếp đến Ý từ Trung Quốc.
Lệnh cấm cũng có thể bật ngược lại nước Ý theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, các nước láng giềng châu Âu có thể lợi dụng lệnh cấm này mà cấm nhập cảnh đối với người Ý. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo cực hữu của Pháp, Marine Le Pen, thúc giục chính phủ Pháp đình chỉ thỏa thuận Schengen và đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới với Ý. Vào tháng Hai trước đó, chính quyền Áo đã tạm thời ngăn cấm các chuyến tàu từ Ý vào nước họ.
Dịch bệnh ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau theo những cách khác nhau và các nhà hoạch định chính sách quốc gia phải điều chỉnh các phản ứng của họ cho phù hợp. Đồng thời, chính phủ nên phối hợp các biện pháp nhằm bảo vệ nhân viên y tế và các cá nhân và quốc gia dễ bị tổn thương. Bài học từ Ý cho đến nay là việc thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền địa phương, cùng với sự phân mảnh chính trị, đặt mọi nguy cơ ngăn chặn bằng cách khuyến khích nhiều người rời khỏi các khu vực bị ảnh hưởng xấu nhất. Nhiều sinh viên đại học, đã trở về nhà từ Bắc Ý. Vì vậy, các biện pháp ngăn chặn ở một nơi chỉ có thể thành công trong việc chuyển vấn đề sang nơi khác.
Dự đoán hiện nay là virus COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan ở Ý và khắp phần còn lại của châu Âu. Mặc dù con số vẫn còn tương đối ít – 212 ca nhiễm – mức độ hoảng loạn đủ cao để mở ra các biện pháp hạn chế tiềm tàng.
Với khí hậu chính trị độc hại hiện nay, chúng ta có thể chắc chắn rằng các chính phủ sẽ không đưa ra các biện pháp áp đảo luật pháp hiện hành và hạn chế các quyền và tự do cá nhân? Chẳng hạn như, những người bị nhiễm virus COVID-19 mất quyền điều trị sức khỏe khi ra nước ngoài chẳng hạn? Hoặc họ thể bị cấm trở về đất nước của họ, như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đối với những người Mỹ bị nhiễm bệnh ở nước ngoài. Trên phương diện này, đại dịch COVID-19 đã làm rõ sự vắng mặt của khuôn khổ pháp lý quốc tế để đối phó với đại dịch. 
Trong khi đó, sự bùng phát dịch bệnh sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Ý và khiến nó có khả năng bị suy thoái. Miền Bắc nước Ý là quốc gia có động cơ kinh tế, với GDP bình quân đầu người xấp xỉ 35.000 euro (38.000 USD) - so với con số 28.000 euro của quốc gia - và tỷ lệ việc làm 67% (so với 59% trên toàn quốc). Nhưng các sự kiện thương mại lớn như Hội chợ Nội thất Milan đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại, các chuyến công tác bị hủy bỏ và không có điều gì chắc chắn ở thời điểm này cả. Hơn nữa, việc hủy bỏ liên quan đến vi-rút đã tấn công ngành công nghiệp du lịch quốc gia, trong khi ngành này chiếm 14% GDP.
Từ lâu đã phải gánh chịu một nền kinh tế trì trệ - GDP thực tế chỉ tăng 0,2% trong năm 2019 –  Ý hiện đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Cùng với sự suy thoái kinh tế của Đức và sự không chắc chắn của Brexit, đại dịch COVID-19 là một hung tin cho châu Âu.
 
Paola Subacchi
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan