Quá nhiều muối, đường và chất béo có thể tổn hại đến khả năng ghi nhớ của bạn.
• Quá nhiều muối, đường và chất béo có thể tổn hại đến khả năng ghi nhớ của bạn.
• Phải mất một tuần chúng ta mới có thể nhìn thấy các tác hại.
• Chế độ ăn kiểu phương Tây có nhiều chất béo và đường đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Ăn thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo và đường bổ sung có thể gây hại cho khả năng nhận thức của bạn.
Đó là một trong những phát hiện hàng đầu từ một thí nghiệm nghiên cứu theo dõi tác hại của chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, muối và sucrose - được gọi là chế độ ăn kiểu phương Tây.
Nhóm nghiên cứu, có trụ sở tại Đại học Macquarie ở Sydney, Úc, đã tuyển dụng 110 sinh viên trong độ tuổi 17 - 35 và chia họ thành hai nhóm - một nhóm kiểm soát và một nhóm sẽ trải qua thí nghiệm. Họ đều cân đối và khỏe mạnh, với chỉ số khối cơ thể (BMI – body mass index) trong khoảng từ 17 đến 26.
Bạn là những gì bạn ăn
Nhóm ăn uống theo chế độ ăn kiểu phương Tây được cho ăn bánh mì nướng và sữa lắc, bánh quế của Bỉ và các bữa ăn nhanh, tất cả đều có nhiều chất béo bão hòa và đường bổ sung. Nhóm kiểm soát được cung cấp hai bữa sáng ít chất béo, ít đường với bánh mì nướng và sữa lắc, sau đó được yêu cầu tuân thủ thói quen ăn uống bình thường của họ trong phần còn lại của bài kiểm tra.
Mỗi nhóm được kiểm tra bộ nhớ để hoàn thành. Đến ngày thứ 8 của thí nghiệm, đã có “một ảnh hưởng đáng kể” trong kết quả từ nhóm có chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây. Những phát hiện này hỗ trợ cho kết quả của một phần tương tự trong nghiên cứu tại Maccquarine năm 2017.
Những người trong nhóm theo chế độ ăn uống kiểu phương Tây có nhiều khả năng bị tổn thương do “suy giảm chức năng hồi hải mã”, kết quả nghiên cứu cho thấy.
Hồi hải mã là một phần quan trọng của bộ não giúp kiểm soát những ký ức ngắn hạn và dài hạn. Đây là phần não bị tổn thương do bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khác.
Tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2020, họ tuyên bố sẽ hợp tác với Sáng kiến CEO toàn cầu để thành lập một liên minh các bên liên quan khu vực công cộng và tư nhân trong cuộc chiến chống lại căn bệnh Alzheimer.
Một thói quen có hại
Những tác hại của chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường đối với người khỏe mạnh về thể chất cũng được ghi nhận rõ ràng. Bệnh tim, huyết áp cao và bệnh tiểu đường là ba trong số những tác dụng phụ được biết đến nhiều nhất của chế độ ăn kiêng phương Tây điển hình. Tác động của chúng hiện đang được cảm nhận rõ ở những nơi trên thế giới không có truyền thống ăn những loại thực phẩm này.
Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Quốc nơi mà sự thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống đã đi theo những chuyển đổi kinh tế và đô thị hóa chóng mặt của đất nước này. Điều này đã dẫn đến sự lây lan thực phẩm kiểu phương Tây – nó cũng khiến cho vòng eo của người Trung Quốc to ra.
Tỷ lệ béo phì ở Trung Quốc đã tăng từ 1% đến 20% và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc ước tính có thể có 120 triệu người thừa cân và béo phì ở nước này. Ở Mỹ, có khoảng 93,3 triệu người trưởng thành béo phì - khoảng 39,8% dân số. Hơn 70% người Mỹ trưởng thành được phân loại là thừa cân hoặc béo phì.
Từ năm 1990 đến 2016, số người ở Trung Quốc mắc bệnh tim mạch đã tăng gần 15%. Trong năm 2016, có khoảng 93,8 triệu trường hợp mắc bệnh tim mạch ở Trung Quốc - nhiều hơn gấp đôi so với năm 1990 - và 3,97 triệu ca tử vong, khiến nó trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Nó khác xa với trước đây: Năm 1985, 16% trẻ em ở Trung Quốc bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Hiện tại đã có đến 15 triệu trẻ em béo phì lâm sàng ở đây.
Một viễn cảnh lành mạnh
Chế độ ăn kiêng lành mạnh nhất là những chế độ bao gồm nhiều thực phẩm tươi, nhiều trái cây và rau quả, và ít chất béo bão hòa. Chế độ ăn uống của người Nhật là một trong những chế độ ăn uống lành mạnh nhất. Thực phẩm có xu hướng được hấp hoặc ninh, thay vì chiên, và nhiều thứ được ăn sống. Một lựa chọn thay thế lành mạnh khác là chế độ ăn uống Mediterannean, chứa nhiều hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hải sản và dầu ô liu nguyên chất.
Thúc đẩy lối sống lành mạnh là mối quan tâm lớn đối với các nhà hoạch định chính sách toàn cầu. Như được nhấn mạnh trong Báo cáo Rủi ro Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020, các bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp, cùng với bệnh tâm thần, có thể khiến nền kinh tế toàn cầu ước tính trị giá 47 nghìn tỷ đô la và mất năng suất vào cuối thập kỷ này