Dưới đây là những điều mà các CEO trên toàn thế giới cho là các mối nguy lớn nhất cho việc kinh doanh
Mối quan tâm lớn nhất của các nhà đứng đầu nền kinh tế tiên tiến đó là những mối nguy công nghệ, theo Báo cáo Các khu vực nguy hiểm cho việc kinh doanh (Regional Risks to Doing Business Report) cho biết. Các tác nhân gây ra những vấn đề nổi cộm liên quan đến mạng lâu nay không có gì đáng ngạc nhiên. Đó là sự phát triển các vector tấn công từ bọn tội phạm và các thành phần được nhà nước bảo trợ tại thời điểm các công ty triển khai mô hình kinh doanh kỹ thuật số, sự phụ thuộc vào đám mây (the cloud), và nhà cung cấp truy cập hệ thống công nghệ thông tin rộng rãi.
Các cuộc tấn công mạng không chỉ là rủi ro số một đối với các doanh nghiệp ở Mỹ, Canada, Anh hay Đức, mà nó còn vượt qua các mối nguy khác ở Pháp và Ý, lần đầu tiên trở thành mối nguy số một ở các nước này.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia Cuộc khảo sát ý kiến điều hành năm 2019 cũng lưu tâm đến một loạt các rủi ro công nghệ có quy mô rộng lớn hơn. Sự thay đổi này diễn ra kịch tính nhất ở Mỹ – nơi mà các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng sụp đổ và sự lạm dụng công nghệ lần lượt tăng 15 và 16 bậc – và những lo ngại này đang tăng trưởng đáng kể ở Đức và Ý. Các vấn đề như internet đang dần chia để trị, số lượng tin giả tăng nhanh chóng mặt, các kế hoạch nổi bật cho sự lan truyền rộng rãi của tiền điện tử (ví dụ như Bitcoin) và sự mơ hồ trong việc triển khai mạng 5G hẳn là gốc rễ của những rắc rối này.
Sự lạc quan trước đó về sự tăng trưởng liên tục toàn cầu đã thay chỗ bằng sự lo lắng về sự suy giảm đột ngột, các yếu tố tác động xấu đến tình trạng này có lẽ là do tình trạng tiền mất giá kéo dài và tình trạng chưa đạt yêu cầu của bảng cân đối khu vực công. Việc rớt giá đột ngột trở thành nỗi ám ảnh nặng nề cho các lãnh đạo doanh nghiệp Pháp và Đức, trong khi khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính là mối lo ngại hàng đầu đối với các giám đốc điều hành của Úc và Nhật Bản.
Nhuệ khí dần bị suy sụp bởi sự căng thẳng ngày một tăng lên trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình địa chính trị ở vùng Vịnh ngày càng xấu đi và căng thẳng gia tăng giữa các nền kinh tế Bắc Á, cũng như bối cảnh rối ren của Brexit.
Nhóm rủi ro cuối cùng liên quan đến các sự kiện thời tiết cực đoan và thảm họa tự nhiên. Những vấn đề này trong top 10 cho cả giám đốc điều hành Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản trong trường hợp về sau. Khả năng gia tăng tỷ lệ những biến cố tốn kém và đột phá khiến những rủi ro môi trường trở thành trọng tâm.
Viễn cảnh thị trường mới nổi
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở các nước thị trường mới nổi tiếp tục tập trung vào những thách thức chính cản trở sự phát triển kinh tế trong nước và đồng thời, những vấn đề xuất phát từ sự kém hiệu quả kinh tế.
Thất nghiệp hàng loạt tiếp tục là vấn đề hàng đầu đối với nhiều nhà điều hành, đặc biệt là các nước châu Phi Hạ Sahara, nơi nền kinh tế không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số - vấn đề này đứng đầu ở 21 trên 33 quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên thách thức này không chỉ có duy nhất ở khu vực đó của thế giới; nó còn là vấn đề lớn ở các quốc gia ở Mỹ Latinh, Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Cơ sở hạ tầng và vật chất thiếu thốn hoặc không phù hợp là một thách thức lớn hiện nay. Ví dụ, sự thiếu hụt đầu tư cho châu Phi được ước tính khoảng 108 tỷ đô la trong năm 2018, trong khi Ngân hàng Phát triển châu Á dự kiến đầu tư 1,7 nghìn tỷ đô la mỗi năm sẽ cần cho sự phát triển châu Á trong thập kỷ tới.
Các lỗ hổng kinh tế kết hợp với các thể chế chính trị truyền thống yếu kém đã làm cho tình hình bất ổn xã hội nặng nề hơn. Căng thẳng chính trị - xã hội phát sinh từ sự thiếu tin tưởng vào chính phủ ở nhiều quốc gia trong thời gian dài dẫn đến các cuộc biểu tình nổ ra. Trong khi các trình điều khiển và các yếu tố kích động có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng những người dân thất vọng và tức giận đều quyết tâm vùng lên hơn bao giờ hết.
Là những câu chuyện rất khác nhau?
Có nhiều sự giao thoa giữa các rủi ro mà các doanh nghiệp ở các nền kinh tế tiên tiến và các thị trường kinh tế mới nổi phải đối mặt có lẽ được đề xuất trong danh sách các mối quan tâm hàng đầu - ngay cả khi khủng hoảng tài chính và cú sốc giá năng lượng ở cả 10 nước đứng đầu thế giới.
Tất nhiên, các giám đốc điều hành ở các quốc gia giàu có cũng bị ảnh hưởng bởi những thiếu sót trong quản trị quốc gia và đánh giá thấp sự sụp đổ đến từ sự bất mãn của người dân và sự liều lĩnh của họ. Làm thế nào điều này có thể phát triển trong trường hợp suy thoái kinh tế là một câu hỏi thú vị. Ngược lại, các giám đốc điều hành ở các nước thị trường mới nổi có thể nhìn ra đường chân trời và chú ý nhiều hơn đến sự phát triển của các mối đe dọa công nghệ và thảm họa môi trường, những điều được chứng minh có thể sẽ đánh đổ tham vọng của họ nếu không được dự đoán trước.
Nhìn chung, kết quả của cuộc khảo sát năm nay cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang vật lộn với một loạt các biến động chính trị và địa kinh tế, những tương tác và tiếng vang chóng mặt của chúng có thể gây ra bất kỳ số lượng sự bất ngờ và cú sốc nào. Khi thế giới chạy đua đến năm 2020, khả năng kết nối những chấn động nhỏ với bức tranh lớn và ý nghĩa kinh doanh sẽ là nền tảng sống còn cho khả năng phục hồi.