Ấn Độ có thể trở thành Thung lũng Silicon kế tiếp như thế nào?

04/10/2019    1.249    4.6/5 trong 5 lượt 
Ấn Độ có thể trở thành Thung lũng Silicon kế tiếp như thế nào?
Làm thế nào Ấn Độ có thể đổi thương hiệu từ một điểm đến gia công thành một trung tâm đổi mới công nghệ?
   Ấn Độ từ lâu đã tự coi mình là điểm đến gia công hàng đầu thế giới cho các công ty toàn cầu, đặc biệt là đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ - nhưng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đây chính là thời điểm chín muồi để đất nước có dân số đứng thứ hai thế giới này làm mới bản thân.
   Có một nền văn hóa khởi nghiệp và đổi mới đang phát triển ở đất nước này, theo Chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index), Ấn Độ đã cải thiện thứ hạng từ 81 lên 52 trong giai đoạn 2015 – 2019. Ngoài ra, quốc gia này đã cải thiện danh tiếng về các rủi ro đặt ra cho các nguồn đầu tư từ bên ngoài, năm 2019, đứng thứ ba trên thế giới về thu hút đầu tư cho các giao dịch công nghệ. 
   Để duy trì đà phát triển này, Ấn Độ cần cải thiện hơn nữa các quy định của chính phủ để khuyến khích hỗ trợ đổi mới công nghệ, đào tạo nhân tài công nghệ và khuyến khích họ làm việc trong nước và tiếp tục cải thiện rủi ro bằng cách thu hút vốn đầu tư công nghệ từ các nguồn đầu tư lớn ở cả trong và ngoài nước. Với những điều kiện thuận lợi có thể được đáp ứng, Ấn Độ có tiềm năng vô song để trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo của thế giới.

Chính sách bảo vệ nền công nghiệp nước nhà trên toàn cầu - nhiên liệu cho sự đổi mới ở Ấn Độ?

   Ấn Độ là điểm đến của các dịch vụ hỗ trợ phần mềm thuê ngoài và chi phí thấp kể từ cuối những năm 1980 khi mô hình sử dụng lực lượng chi phí thấp nhất để sản xuất (labour arbitrage model) trở thành một giải pháp hiệu quả về chi phí cho các công ty đa quốc gia. Trong lịch sử, việc thuê ngoài này đã thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước, đồng thời cung cấp việc làm quý giá và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
   Ngành công nghiệp thuê ngoài (outsourcing) của đất nước này được định giá 150 tỷ đô la gần đây. Tuy nhiên, các hợp đồng gia công truyền thống với chi phí lớn của Ấn Độ đang chịu áp lực do sự kết hợp của môi trường công nghệ thay đổi; cạnh tranh từ các điểm đến gia công khác (như Philippines); một sự thay đổi trở lại với nguồn cung ứng tại các quốc gia (như Vương quốc Anh); và sự gia tăng thay đổi trên toàn cầu theo xu hướng bảo vệ nền công nghiệp nước nhà.
   Các chính sách bảo hộ đặc biệt nổi bật dưới chính quyền hiện tại ở Hoa Kỳ, là một trong những nguồn cung gia công lớn nhất cho Ấn Độ trong lịch sử. Cách tiếp cận bảo hộ này và sự tăng cường giảm thuế tạo việc làm trong nước đang bắt đầu làm xói mòn sự hấp dẫn của gia công phần mềm.
   Nhưng tình huống này chứng tỏ cũng là một cơ hội cho Ấn Độ đấy chứ? Việc giảm doanh thu từ việc gia công có thể tạo ra động lực bất ngờ cho quốc gia để làm lung lay định kiến rằng lực lượng lao động của họ là một nhóm người giải quyết vấn đề phản động cho ngành công nghệ. Nó có thể giúp Ấn Độ đổi thương hiệu thành một trung tâm đổi mới công nghệ. Ấn Độ đã vượt qua nhiều giai đoạn phát triển công nghệ, ngay cả khi các quốc gia phương Tây phải mất vài thập kỷ để trải nghiệm sự tiến bộ tương tự.

Đổi mới cần con người

   Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR – Fourth Industry Revolution) đang làm mờ ranh giới giữa những gì được cho là có thể và không thể, kết nối các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và kể cả sinh học. Trong bối cảnh thay đổi công nghệ được tạo ra bởi sự chuyển đổi này, Ấn Độ đã trở thành một nơi có cả những vấn đề độc đáo và các giải pháp ngày càng sáng tạo.
   Ấn Độ đã bắt đầu trải qua một sự chuyển đổi công nghệ. Dân số của Ấn Độ đã di chuyển theo một đường cong công nghệ theo cấp số nhân từ hầu như không có sự kết nối nào trong năm 2014 đến quốc gia kết nối nhiều thứ hai trên thế giới, với 560 triệu người dùng internet, tính đến năm nay, chỉ đứng sau Trung Quốc. Sự thâm nhập và kết nối công nghệ này được kích hoạt bởi sự gia tăng số người dùng điện thoại thông minh, từ 86 triệu ở thời điểm 5 năm trước lên đến 450 triệu ngày nay.
   Sự lan rộng của công nghệ cũng đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các công ty khởi nghiệp. Ấn Độ gần đây được xếp hạng là có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới, vì quốc gia này hiện có 26 công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD mỗi công ty. Tỷ lệ thành công này đã khuyến khích sự quan tâm đến kỹ năng làm chủ doanh nhân kỹ thuật số trong con đường sự nghiệp, điều này giúp xây dựng nên một lực lượng lao động am hiểu về công nghệ. Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, một phần ba giới trẻ Ấn Độ quan tâm đến kỹ năng làm chủ doanh nghiệp như một sự nghiệp vậy.
   Một điều chắc chắn rằng quốc gia này có những điều kiện phù hợp để hỗ phát triển chủ doanh nghiệp từ sự kết hợp thay đổi nhân khẩu học và xu hướng kinh tế. Thứ nhất, Ấn Độ có dân số thanh niên vô địch (hơn 65% trong số 1,3 tỷ người Ấn Độ dưới 35 tuổi, với hơn 50% trong số đó dưới 25 tuổi). Thứ hai, Ấn Độ đang trải qua quá trình đô thị hóa dữ dội, với sự gia tăng của những người trẻ tuổi từ nông thôn đến các thành phố. Từ quan điểm của người tiêu dùng, điều này tạo ra một nhân khẩu học trẻ, trung lưu với sức mạnh chi tiêu tăng lên và sự quan tâm cao hơn đối với đổi mới kỹ thuật số. Từ góc độ kinh doanh, đây cũng là một nguồn tài năng hấp dẫn cho lực lượng lao động.

Làm thế nào để trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo?

   Nếu Ấn Độ có thể tiếp tục phát triển các trung tâm đô thị và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, thì đó có thể là một vị trí quan trọng để đạt được vị thế trung tâm công nghệ toàn cầu. Thành phố Bengaluru (trước đây là Bangalore) ở phía nam và Gurgaon ở phía bắc là hai thành phố am hiểu công nghệ điển hình cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Ấn Độ. Đất nước này sẽ trở thành nơi đóng góp lớn nhất cho dân số đô thị trên thế giới.
 

 
   Thành phố Bengaluru trước đây đã được JLL’s 2017 City Momentum Index (Chỉ số theo dõi tốc độ thay đổi nền kinh tế và thị trường bất động sản thương mại của thành phố từ công ty Jones Lang LaSell) xếp hạng là thành phố năng động nhất thế giới, dựa trên các yếu tố như công nghệ và đổi mới. Mặc dù ban đầu chỉ là một trung tâm nhận gia công, thành phố này thành công tách khỏi điểm trọng tâm cũ này, nắm lấy kỹ năng làm chủ doanh nghiệp và công nghệ mới nổi. Điều đó đã cho phép nó khẳng định mình là thủ đô công nghệ của Ấn Độ. Chỉ riêng năm 2018, đã có 153 công ty mới khởi nghiệp được thành lập tại Bengaluru, nơi có mức độ tài năng và đầu tư mạo hiểm cần thiết để tạo điều kiện cho thành công khởi nghiệp.
   Thành phố Gurgaon đã biến đổi từ một vùng đất nông nghiệp khô cằn xưa cũ thành biển đô thị của những tòa nhà chọc trời. Nó thu hút các công ty đa quốc gia và những gã công nghệ khổng lồ toàn cầu như Google, Facebook, Zomato, Uber, Booking.com và TripAdvisor, cũng như các doanh nghiệp địa phương. Nó cũng nhanh chóng nổi lên như một trung tâm cho nhiều dịch vụ, từ phần mềm và tài chính công nghệ thông tin cho đến tư vấn.

Không đủ tài năng cho sự đổi mới?

   Mặc dù có lực lượng lao động trẻ đầy triển vọng, Ấn Độ vẫn có một khoảng cách kỹ năng đáng kể để đảm bảo một tương lai đổi mới công nghệ. Ấn Độ đứng thứ tám trên thế giới về số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật, nhưng có vẻ như không đủ để giáo dục họ trong các lĩnh vực phù hợp.
   Một báo cáo về việc làm của các kỹ sư ở Ấn Độ gần đây cho thấy, chỉ có ít hơn 4% trong số họ có kỹ năng kỹ thuật và khả năng ngôn ngữ cần thiết cho khởi nghiệp công nghiệp và chỉ 3% có kỹ năng hiện đại trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, học máy, khoa học dữ liệu và phát triển điện thoại di động.
Ấn Độ cũng bị tổn hại bởi tình trạng chảy máu chất xám kéo dài dai dẳng. Có rất nhiều cá nhân Ấn Độ thành công đã được bổ nhiệm vào các vị trí cao trong các công ty công nghệ ở nước ngoài từ Sundar Pichai, CEO của Google, đến Chaianu Narayen, CEO của Adobe, Satya Nadella, CEO của Microsoft.
   Tuy nhiên, các hồ sơ gần đây của chính phủ cho thấy số lượng các nhà khoa học Ấn Độ trở về nước để theo đuổi các cơ hội nghiên cứu đã tăng lên và ngành công nghệ đang bùng nổ sẽ tiếp tục khuyến khích sự trở lại của nhiều người từ nước ngoài. Từ năm 2012 đến 2017, 649 nhà khoa học Ấn Độ đã quay trở lại để theo đuổi các cơ hội nghiên cứu ở quê nhà. Con số này nhiều gấp đôi số nhà khoa học đã trở lại trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2012 - nhưng tỷ lệ trở lại này có đủ không?
   Sự thiếu hụt lao động sẵn sàng về công nghệ tác động đến sự chênh lệch tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khu vực tư nhân đáng kể ở nước này. Khu vực tư nhân cần phải làm việc với chính phủ và Bộ Giáo dục để giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra nhiều chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành.

Đầu tư và đổi mới – bộ đôi thắng cuộc

   Với sự hỗ trợ của chính phủ, đầu tư nước ngoài và trong nước có thể giúp đưa Ấn Độ trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu tiếp theo. Về đầu tư nước ngoài, các nhà bình luận thị trường tin rằng sức ảnh hưởng của Ấn Độ sẽ tăng lên. Những người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây của Baker McKenzie cảm thấy tích cực về khả năng duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế của Ấn Độ.
 

 
   Khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, Ấn Độ được cho là trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn. Ngoài ra, việc tăng lực lượng lao động lành nghề có thể đưa Ấn Độ vào thế thuận lợi để cạnh tranh với Trung Quốc để chiếm lĩnh thị trường.
 

 
   Trong khi các nhà đầu tư toàn cầu trước nay do dự về đầu tư vào các công ty Ấn Độ vì quốc gia này được xếp hạng là có rủi ro cao, thì các công ty khởi nghiệp Ấn Độ gần đây đã thu hút được hơn 33,4 tỷ đô la tài trợ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 

 
   Đầu tư trong nước cũng đang tăng lên, khi các công ty Ấn Độ hiểu rõ những cơ hội do sự chuyển đổi kỹ thuật số theo cấp số nhân của đất nước mang lại.

Hỗ trợ của chính phủ đang bị chậm trễ

   Cuộc khảo sát Châu Á Thái Bình Dương của chúng tôi cũng cho thấy 83% giám đốc điều hành cấp cao từ các công ty Ấn Độ tin rằng “các nhà hoạch định chính sách đứng sau đường cong về luật pháp họ đã thông qua liên quan đến công nghệ và đổi mới”. Các nhà điều hành có thể hợp tác với các công ty thuộc khu vực tư nhân để hiểu về công nghệ nhanh chóng tiến bộ và khám phá những cách tốt hơn để thông qua luật pháp có thể kích thích sự đổi mới.
   Điều này đã chắc chắn xảy ra: đầu năm 2016, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra sáng kiến Start – up Ấn Độ để hỗ trợ các doanh nhân và xây dựng một môi trường khởi nghiệp mạnh mẽ. Một chương trình cao cấp khác, Make in India (Sản xuất tại Ấn Độ), được chính phủ thiết kế để thúc đẩy sự tự lực, thúc đẩy đổi mới, tăng cường phát triển kỹ năng và xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất tốt nhất. Cuối cùng, Digital India là một dự án của chính phủ nhằm trao quyền kỹ thuật số cho xã hội và tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế kỹ thuật số của Ấn Độ.
   Ấn Độ có các điều kiện và công cụ cần thiết để có được vị trí hàng đầu trên sân khấu công nghệ toàn cầu, nhưng đất nước này cần phải vượt qua một số rào cản để nhận ra tiềm năng của mình. Khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn, cung cấp các chương trình đào tạo phù hợp, nỗ lực duy trì tài năng gia đình, cũng như tạo ra cơ sở hạ tầng quy định phù hợp là tất cả quan trọng để tăng trưởng kỹ thuật số thành công. Con đường trở thành một người chơi toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới không đơn giản, cũng không có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng Ấn Độ đang trên đường trở thành một ứng cử viên thực sự.
 
Ashok Lalwani
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan