Như một giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực đô thị, máy bay trực thăng sử dụng điện không người lái sẽ sớm cung cấp một cách thức di chuyển người và hàng hóa bền vững xung quanh các thành phố của chúng ta. Giờ đây, hầu hết các trực thăng nhiều cánh quạt (multicopter) tiên tiến nhất đang bổ sung mạng 5G để cho phép nó bay xa hơn và an toàn hơn.
Công ty khởi nghiệp Volocopter của Đức, hãng chế tạo máy bay trực thăng cất cánh và hạ cánh hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới vào năm 2011, vừa công bố kế hoạch cho một phiên bản mới. VoloCity được thiết kế như một chiếc taxi đô thị trên không với sức chứa tối đa hai người hoạt động trong phạm vi 35km với tốc độ 110 (km/h) giữa các trạm Volo được chế tạo đặc biệt.
Chiếc taxi không người lái trên không giống như một chiếc trực thăng nhỏ với 18 cánh quạt chạy bằng pin. Người dùng có thể gọi taxi này đến trung tâm gần họ nhất qua app trên điện thoại. Brian Krzanich, Giám đốc điều hành của công ty phần mềm CDK Global, đã bay trên một chiếc taxi như vậy vào năm ngoái và nói về trải nghiệm đó rằng: “ Đây là chuyến bay tuyệt vời nhất mà tôi từng đi.”
Volocopter được mệnh danh là một trong những Diễn đàn Công nghệ Tiên phong Thế giới 2019 (The World Economic Forum’s 2019 Technology Pioneers). Giám đốc điều hành Florian Reuter nói với hội thảo trên Diễn đàn rằng mạng 5G sẽ cho phép Volocopter 'nhìn thấy' các góc tròn, tránh chướng ngại vật và tải dữ liệu chuyến bay để nâng cao hiệu suất và an toàn.
Chứng nhận bay
Volocopter đã nhận được giấy chứng nhận hàng không tại Đức vào năm 2016 và năm nay, chính quyền Phần Lan cũng đã chứng nhận nó. Một chuyến bay trình diễn tại sân bay Helsinki đã chứng minh nó có thể hoạt động an toàn dưới sự kiểm soát không lưu thông thường.
Khả năng làm taxi trên không của nó đã được chứng minh bằng các thử nghiệm ở Dubai và Singapore, các thành phố nơi taxi trên không có thể góp phần giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Voloport (trạm Volo) đầu tiên được công bố tại Singapore gần đây.
Người đồng sáng lập Volocopter Alexander Zosel nói với Reuters rằng công ty có kế hoạch thử nghiệm phiên bản VoloCity trong dịch vụ thương mại trong vòng hai đến ba năm, với một chiếc taxi không khí tự động hoàn toàn đi vào hoạt động trong vòng 5 đến 10 năm.
Volocopter gần đây đã cho thấy tiềm năng sử dụng của các dịch vụ khẩn cấp, tham gia nhiệm vụ cứu hộ y tế, đưa một bác sĩ cấp cứu đến điều trị thương vong trong một cuộc tập trận với dịch vụ cứu hộ trên không của ADAC Đức. (Allgemeiner Deutscher Automobil – Club – Câu lạc bộ ô tô của Đức)
Công ty gần đây đã tiết lộ một phiên bản vận chuyển hàng hóa tự trị mới, VoloDrone, có khả năng chở được 200kg trong 40km. Volocopter cho biết sử dụng 5G sẽ cho phép VoloDrone hoạt động bên ngoài các khu vực đô thị với các nhiệm vụ như phun thuốc, khảo sát và phân phối các mặt hàng cồng kềnh.