Ngày Lương thực Thế giới kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững cho tất cả mọi người

29/10/2019    1.471    4.42/5 trong 6 lượt 
Ngày Lương thực Thế giới kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững cho tất cả mọi người
FAO kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới mỗi năm vào ngày 16 tháng 10 để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức vào năm 1945. Các sự kiện được tổ chức tại khoảng 150 quốc gia trên toàn thế giới.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Rome - Tại buổi lễ Ngày Lương thực Thế giới toàn cầu (The Global World Food Day) các diễn giả kêu gọi hành động quả quyết hơn và nhanh hơn trên nhiều khu vực để tao chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.
Ngày Lương thực Thế giới năm nay - với chủ đề "Hành động của chúng ta là tương lai của chúng ta. Chế độ ăn uống lành mạnh cho một thế giới không còn người nào phải đói (#ZeroHunger world)" - diễn ra trong bối cảnh nạn đói toàn cầu gia tăng nhưng tình trạng quá cân và béo phì cũng nghiêm trọng không kém. FAO (Food and Agricultural Organization of the United Nations – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) và các cộng sự tin rằng các giải pháp lý sẽ giảm đi số lượng các cơ thể suy dinh dưỡng, nhưng chúng đòi hỏi phải có cam kết và hành động toàn cầu lớn hơn.
"Hành động tập thể là giải pháp tối ưu để giải quyết một thách thức toàn cầu như là nạn đói trên thế giới", Thủ tướng Giuseppe Conte của Ý đã nói trong bài phát biểu của mình.
Thủ tướng đã một lần nữa đảm bảo về sự hỗ trợ của Italy cho "tầm nhìn về nông nghiệp tích hợp, cái đang hỗ trợ hành tinh này và bản sắc văn hóa", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu được sự phát triển "như một sự hợp tác quốc tế đích thực, như chính trị theo nghĩa cao quý nhất" để đạt được Các mục tiêu phát triển bền vững (The Sustainable Development Goals – SDGs).
Cả Conte và Tổng giám đốc FAO Qu Dongyu đều hoan nghênh thông báo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres về việc triệu tập Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vào năm 2021 như một phần của Thập kỷ hành động nhằm cung cấp SDGs. Conte đề nghị Ý tổ chức sự kiện này và được Qu Dongyu cảm ơn vì lời đề nghị.
 

Conte và Qu Dongyu

Trong một tin nhắn video trong Ngày Lương thực Thế giới, Guterres gọi nạn đói đang gia tăng là "không thể chấp nhận được" khi thế giới lãng phí hơn 1 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm.
Trong một thông điệp tại sự kiện, Đức Giáo hoàng Francis đã nhấn mạnh rằng "cuộc chiến chống đói và suy dinh dưỡng sẽ không kết thúc chừng nào logic thị trường còn chiếm ưu thế và lợi nhuận là trên hết".
 

Đức Giáo hoàng Francis

Ngài giáo hoàng cố gắng thuyết phục mọi người theo một lối sống đầy lòng biết ơn, điều độ, đoàn kết, và mong muốn thúc đẩy các thể chế kinh tế và các sáng kiến xã hội hỗ trợ người nghèo.
"Chúng ta phải nhận ra rằng những gì chúng ta đang tích lũy và lãng phí là bánh mì của người nghèo", Giáo hoàng Francis nói thêm.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng giám đốc FAO Qu Dongyu cảnh báo rằng "đói và suy dinh dưỡng sẽ là rào cản lớn để đạt được SDGs vào năm 2030 nếu chúng ta không hành động ngay!"
Người đứng đầu FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và vai trò của mọi người - từ chính phủ, công ty thực phẩm, khu vực công cộng, tổ chức nghiên cứu đến người tiêu dùng – để tạo ra một chế độ ăn uống lành mạnh cho mọi người, làm cho xu hướng gia tăng nạn đói, thừa cân và béo phì dừng lại và thay đổi theo một chiều hướng tích cực hơn.
"Chúng tôi cần một ý chí chính trị và sự cam kết mạnh mẽ. Chúng tôi cần sự đầu tự vào dinh và đầu tư vì dinh dưỡng. Chúng tôi cần phải chung tay và xây dựng hệ thống thực phẩm lành mạnh và bền vững", Tổng Giám đốc FAO nói thêm.
Người đứng đầu FAO đã công bố chủ đề hai năm một lần của cơ quan LHQ trong giai đoạn 2020 – 2021 – Thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và ngăn chặn tất cả các hình thức suy dinh dưỡng – và tái khẳng định cam kết của FAO về mục tiêu toàn cầu là chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức vào năm 2030.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD – Fund for Agricultural Development) Gilbert F. Houngbo nói: "Chúng ta có thể đạt được cam kết chấm dứt nạn đói. Thành công của chúng ta phụ thuộc vào sự chuyển đổi hệ thống thực phẩm toàn cầu. Nó bao gồm phụ nữ, thanh niên và những người bản xứ. Nó là môi trường bền vững, xã hội bền vững và nền kinh tế bền vững. Nó đóng góp vào chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người. Với những chính sách đúng đắn và đầu tư đúng đắn vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, chúng ta có thể tạo ra một thế giới an toàn lương thực và tình trạng nghèo đói được giảm đi đáng kể. "
David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP – World Food Programme) đã nói về lời kêu gọi chấm dứt lãng phí thực phẩm và kêu gọi các cá nhân trên khắp thế giới tham gia chiến dịch #StopTheWaste của WFP: "Lượng thức ăn bị lãng phí trên toàn cầu là đủ để nuôi thêm 2 tỷ người khác, vì vậy trên một thế giới mà cứ 5 giây lại có một đứa trẻ phải chết vì những nguyên nhân chúng ta rõ ràng có thể phòng tránh và ngăn chặn được như đói và suy dinh dưỡng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta có một giải pháp trong tầm tay của chúng ta, chỉ bằng cách quản lý tốt hơn những thực phẩm chúng ta đã có. Tất cả đến với nhau và làm việc cùng nhau, chúng ta có thể đạt được Zero Hunger – nhưng chúng ta không được nghỉ ngơi cho đến khi mọi đứa trẻ, ở mọi nơi, đi ngủ với cái bụng no căng."
Sergio Mattarella, Tổng thống Italy đã gửi một thông điệp hỗ trợ, nhấn mạnh rằng "khủng hoảng an ninh lương thực chắc chắn là một trong những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu".
Các bộ trưởng từ một số quốc gia cũng đã phát biểu tại sự kiện này – một bằng chứng về tầm quan trọng của việc tạo ra một chế độ ăn uống lành mạnh dễ thực hiện và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người
Họ gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của Nicaragua – Edward Francisco Centeno Gadea, Bộ trưởng Bộ An ninh lương thực – Kassoum  Denon, Elina Kalkku - Thứ trưởng Chính sách phát triển, Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ trưởng Bộ An ninh thực phẩm của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – Mariam bint Saeed Hareb Al Mehairi. Bộ trưởng Bộ Nông – Ngư nghiệp Đông Timo – Joaquim José Gusmão dos Reis Martins, đã gửi một thông điệp hỗ trợ.

Tạo nên vỏ bọc vững chắc cho chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững

Trong suốt bài phát biểu của mình, Tổng giám đốc FAO nhấn mạnh rằng có hơn 820 triệu người rơi vào nạn đói trên thế giới. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong khi tổng số những người thiếu dinh dưỡng kinh niên đang gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ này đang giảm so với tổng dân số trên Trái Đất.
Qu cũng nhấn mạnh rằng hơn 2 tỷ người trưởng thành và gần 380 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì. Điều này là do các hệ thống thực phẩm hiện tại của chúng tôi không đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người và cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh bên cạnh đó còn góp phần làm suy thoái môi trường.
Từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến và bán lẻ, có rất ít chỗ cho thực phẩm tươi sống được sản xuất tại địa phương vì cây trồng có năng suất cao và có lợi nhuận được ưu tiên.
Mặc dù thực phẩm được sản phẩm đầy đủ trên toàn cầu, tuy nhiên lại không có ở nơi nó thực sự cần được sản xuất nhất.
Các ước tính gần đây của FAO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế chỉ ra rằng trên toàn cầu, năng suất nông nghiệp được dự báo sẽ tăng nhanh hơn mức tăng 15% nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp trong thập kỷ tới - với việc giảm phát thải khí nhà kính và sự gia tăng sử dụng đất không mở rộng đáng kể.
Nhưng thay vì khuyến khích nông dân sản xuất thực phẩm bổ dưỡng hơn, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục trợ cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, ưu tiên thực phẩm chính - lúa mì, gạo, ngô - hơn trái cây và rau quả. Điều này có ý nghĩa tiêu cực đối với dinh dưỡng và chế độ ăn uống đa dạng.
Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trứng, sữa, trái cây và rau quả có thể rất đắt tiền, đặc biệt là ở các nước nghèo, khiến mọi người khó tách khỏi các mặt hàng chủ lực. Ở các nước giàu hơn, và ngày càng có nhiều nước thu nhập thấp hơn, thực phẩm không lành mạnh rẻ hơn, sẵn có và thuận tiện hơn.
Đồng thời, người ta ngày càng dành ít thời gian hơn để chuẩn bị bữa ăn tại nhà, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành thị, ngày càng phụ thuộc vào siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh, các quán ăn đường phố và nhà hàng bán đồ ăn mang đi.
Mọi người đã chuyển từ các món ăn theo mùa, chủ yếu là thực vật và giàu chất xơ sang chế độ ăn giàu năng lượng - nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, thực phẩm chế biến, thịt và các sản phẩm từ động vật khác.
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu do các bệnh không lây nhiễm (NCD – Non – Communicable diseases) , bao gồm các bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách y tế quốc gia. Béo phì được dự đoán sẽ tiêu tốn 2 nghìn tỷ đô la hàng năm trong năng suất kinh tế bị mất và chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp trên toàn thế giới.

Làm thế nào để thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và có thể truy cập được cho tất cả mọi người

Để giải quyết tình trạng này, FAO kêu gọi: khuyến khích sản xuất nông nghiệp trên thế giới nhiều hơn; nhãn thực phẩm dễ hiểu, đầy đủ hơn và quảng cáo có trách nhiệm để giúp người tiêu dùng lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh hơn; thương mại bền vững hơn với các quy tắc rõ ràng; thúc đẩy suy nghĩ về dinh dưỡng như là một phần của an toàn thực phẩm.
Các khu vực tư nhân cũng nên xây dựng lại các sản phẩm để làm cho chúng trở nên bổ dưỡng hơn trong khi các công ty thực phẩm sản xuất thực phẩm bổ dưỡng có thể được khuyến khích để làm cho sản phẩm của họ dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT – Information & Communication Technologies) cũng nên được áp dụng rộng rãi hơn dọc theo chuỗi giá trị nông nghiệp để tạo ra nền tảng mới, giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn và tiềm năng của điện thoại thông minh vì một công cụ canh tác mới cần được khai thác để có năng suất cao hơn.
FAO đang hợp tác với các đối tác và cộng đồng trên toàn thế giới để tăng cường nỗ lực để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 2 - Không còn nạn đói và chế độ ăn uống lành mạnh.
Điều này bao gồm xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về "Chế độ ăn uống lành mạnh bền vững (Healthy Sustainable Diets)", hỗ trợ thực hiện Thập kỷ hành động về dinh dưỡng (2016 – 2025), và cung cấp hỗ trợ cho các chính sách, chiến lược và các chương trình về an ninh thực phẩm toàn cầu, khu vực và quốc gia.
 
fao.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan