FAO chứng kiến sự bùng nổ ngũ cốc, thiếu hụt protein và những mối nguy với chuối

14/11/2019    1.174    4.6/5 trong 5 lượt 
FAO chứng kiến sự bùng nổ ngũ cốc, thiếu hụt protein và những mối nguy với chuối
Báo cáo thực phẩm đánh giá xu hướng thị trường toàn thế giới.
Ngày 7 tháng 11 năm 2019, Rome – Sản lượng thịt trên toàn thế giới lần đầu tiên giảm đi vào năm 2019 sau hơn hai thập kỷ, do dịch cúm heo châu Phi bùng phát ở Trung Quốc làm suy giảm số lượng heo, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.
Sản xuất thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm và thịt lợn được dự báo sẽ đạt tổng cộng 335 triệu tấn thân trọng, thấp hơn 1,0% so với năm trước, theo Food Outlook.
Sự sụt giảm này nguyên nhân là do dự kiến rút lại 20% sản lượng xuất sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ gần một nửa sản lượng toàn thế giới. Ngược lại, sản lượng gia cầm xuất đi Trung Quốc đã nhanh chóng tăng mạnh và dự kiến sẽ tăng 17% so với năm trước, trong đó tổng sản lượng thịt của cả nước giảm xuống 8%.
Thông thường thịt lợn chiếm hơn một phần ba sản lượng thịt trên toàn thế giới, thịt gia cầm chiếm 39% và thịt bò chiếm 21%.
Sản lượng gia cầm trên toàn cầu – chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại thịt, cao hơn cả thịt lợn – thịt bò và thịt cừu được trông đợi là cũng sẽ tăng trong năm nay, dự đoán là sẽ tăng ở Argentina, Brazil, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, thương mại sản phẩm thịt toàn cầu được dự báo sẽ tăng 6,7 phần trăm trong năm nay, trong khi các sản phẩm khác có xu hướng giảm xuống.
Food Outlook đánh giá xu hướng thị trường và sản xuất cho một loạt các mặt hàng thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, cá, đường, dầu từ hạt, sữa và cả thịt. Số xuất bản hiện hành cũng có một báo cáo đặc biệt về nguy cơ đối với thị trường chuối toàn cầu do Fusarium Wilt Tropical Race 4 (TR4 – một loại nấm nguy hiểm làm chết cây chuối) đưa ra, TR4 được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ Latinh.
Thực phẩm có thành phần chính là ngũ cốc được sử dụng rộng rãi
Sản lượng lúa mì và ngô trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng trong năm 2019, trong khi đó lúa gạo sẽ giảm xuống dưới mức kỷ lục của năm trước. Sức tiêu thụ bình quân trên đầu người của 3 loại ngũ cốc này được dự báo sẽ bắt kịp và thậm chí vượt quá mức tăng dân số, theo FAO. 
Trong khi đó, sản lượng hạt có dầu dự kiến sẽ bị giảm đi lần đầu tiên sau 3 năm, phần lớn là do thu hẹp diện tích trồng và năng suất yếu đi của đậu nành ở Hoa Kỳ, cũng như tình hình suy yếu của dầu hạt cải ở Canada và Liên minh châu Âu.
FAO cũng dự kiến sản lượng đường thế giới sẽ giảm 2,8% trong năm tới, ngay cả khi tiêu dùng toàn cầu tăng lên.
Sản lượng sữa dự kiến sẽ tăng 1,4% do sự bành trướng số lượng các đàn bò sữa ở Ấn Độ và Pakistan được tính toán lên tới gần 90% khối lượng đã tăng.
Sản lượng cá toàn cầu dự kiến sẽ không thay đổi từ 2018, đánh bắt thủy sản giảm đi 3,4%, bù lại, thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản tăng 3,9%. Mậu dịch mặt hàng cá được dự đoán sẽ giảm, mặc dù sức mua vào của thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tăng đáng kể.
Cần thận trọng với chuối
Food Outlook cũng đánh giá rủi ro thị trường giả định của bệnh TR4 lên tới 45 tỷ đô la đối với sản xuất toàn cầu đối với mặt hàng chuối (bananas) và chuối và (plantains). Phân tích được trình bày để cung cấp các chỉ dẫn hữu ích cho việc đưa ra các chính sách thay vì các dự báo.
Với các giả định bảo thủ - bao gồm cả giả định cho rằng loại nấm này không lan ra khỏi Colombia ở Mỹ Latinh – sự lây lan của TR4 có thể sẽ gây ra thiệt hại lớn nhất châu Á. Chúng sẽ khiến sản lượng chuối toàn cầu giảm 2%, làm mất 240.000 việc làm trực tiếp và làm tăng 9,2% giá chuối tham chiếu toàn cầu vào năm 2028.
Sự lây lan của TR4 dấy lên nỗi lo sợ thiệt hại nặng nề như chúng đã tàn phá giống chuối Gros Michel vào những năm 1950, gây tổn thất hàng tỷ đô la và dẫn đến sự thay thế của giống chuối Cavendish. Loại nấm gây bệnh héo cây Fusarium này đặc biệt nguy hiểm vì chúng tồn tại trong đất nhiều thập kỷ, dẫn đến nông trại bị bỏ hoang và tạo thêm áp lực cho việc mở rộng diện tích trồng chuối ở những vùng đất mới không chịu ảnh hưởng.
Chủng TR4 có rủi ro đặc biệt cao vì nó ảnh hưởng đến các giống chuối ngoài Cavendish, giống chiếm phần lớn trong thương mại trái cây toàn thế giới nhưng lại tiêu thụ không nhiều ở địa phương. Chuối có thể cung cấp tới 25 phần trăm lượng calo nạp vào hàng ngày ở khu vực nông thôn của một số quốc gia, chẳng hạn như Angola và Rwanda.
Sự lan rộng của TR4 đòi hỏi phải “nâng cao cảnh giác” tại các cơ sở sản xuất trên thế giới và đầu tư vào nghiên cứu - ở các nước xuất khẩu và các nước phát triển (nơi nhập khẩu 100 tỷ trái chuối mỗi năm) – để ngăn ngừa và giảm thiểu bệnh do loại nấm này gây nên, Sabine Altendorf, nhà kinh tế trái cây nhiệt đới của FAO nói.
 
fao.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan