Làm thế nào công nghệ có thể giúp doanh nghiệp cân bằng lợi nhuận và mục đích

13/11/2019    786    4.6/5 trong 5 lượt 
Làm thế nào công nghệ có thể giúp doanh nghiệp cân bằng lợi nhuận và mục đích
Làm thế nào công nghệ có thể giúp doanh nghiệp cân bằng lợi nhuận và mục đích
Với việc chính quyền Hoa Kỳ quay lưng lại với Thỏa thuận Khí hậu Paris, các nhu cầu lãnh đạo khí hậu của các doanh nghiệp đang tăng lên. Vào thời điểm mà các ban quản trị cần lấp đầy chỗ trống của vị trí lãnh đạo thì lại có quá nhiều CEO tiếp tục mắc kẹt trong lối suy nghĩ ngắn hạn, chỉ biết tới lợi nhuận.
Lợi tức đầu tư (ROI – Return on Inverstment) tích cực là một dấu hiệu của một doanh nghiệp lành mạnh. Nhưng chỉ cân bằng ROI với lợi nhuận là lối tư duy lạc hậu và nguy hiểm. Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ, các cổ phần đã thay đổi và áp lực (từ người tiêu dùng, từ nhân viên và các cổ đông) phải trau dổi thêm kiến thức về ROI ngày càng nặng lên các mô hình doanh nghiệp.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund) với 600 giám đốc điều hành tại các công ty có thu nhập từ 500 triệu USD trở lên cho thấy niềm tin trong việc cân bằng lợi nhuận với quản lý môi trường là rất mạnh. Áp lực lớn từ các cổ đông. Các công nghệ có sẵn. Nhưng cho đến nay không có khoản đầu tư nào cả. Các nhà lãnh đạo cần thu gọn khoảng các giữa những điều họ nói và những gì mà họ làm.
Khi xem xét năm công nghệ cụ thể - phân tích dữ liệu, cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và blockchain (chuỗi khối - một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian) - sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực đã tăng lên hàng năm, với 94% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng họ sẽ đưa các công nghệ này hoạt động để duy trì hoạt động cạnh tranh (chúng tôi không nói về nghiên cứu và phát triển ở đây, mà là triển khai các sáng kiến mới có giá trị). Mặc dù có thỏa thuận áp đảo rằng công nghệ này có thể tăng cả ROI lẫn tính bền vững, nhưng chỉ 59% các nhà lãnh đạo nói rằng họ thực sự đang đầu tư công nghệ cho sự bền vững.
 

Đầu tiên, xin chúc mừng gần 2 phần 3 tổng các nhà điều hành đã có được những bước tiến triển. Theo thời gian, doanh nghiệp của bạn sẽ có được những lợi thế to lớn vượt qua những người không có tiến triển nào cả. Thứ hai là, 33% số người hiểu được cần phải đầu tư vào đổi mới môi trường, đã không làm như vậy: chúng ta cần phải thảo luận. Khoảng cách giữa niềm tin và sự đầu tư tượng trưng cho một cơ hội quan trọng để doanh nghiệp nhân đôi các cam kết bền vững và dẫn đầu trong mảng khí hậu – như các khách hàng, nhân viên và các nhà đầu tư của bạn mong đợi.
Trước khi chúng tôi đào sâu hơn, hãy thừa nhận rằng các doanh nghiệp đã có những bước tiến thực sự về tính bền vững trong những năm gần đây. Các cam kết sẽ giảm lượng lớn các sản phẩm phát thải đang tăng dần lên, nỗ lực mở rộng danh mục đầu tư tái tạo và thậm thí là có những cam kết khí hậu. Tuy nhiên, một cơ hội quan trọng đang bị bỏ lỡ. Một làn sóng đổi mới công nghệ có thể đạt được cả lợi ích môi trường và lợi nhuận, nhưng một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa kết nối được với làn sóng này.
Vậy tại sao nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh không đầu tư vào việc triển khai nhanh chóng công nghệ để làm cho công ty của họ bền vững hơn? Hai trở ngại đáng báo động đã được ghi nhận đó là: thiếu ROI rõ ràng và thiếu ROI nhanh chóng, cả hai điều này nghe có vẻ lạc hậu, các nhà lãnh đạo tập trung vào lợi nhuận theo quý.
Các CEO đang đầu tư hiểu rằng sự bền vững của công ty là một chiến lược thiết yếu không chỉ để giải quyết khủng hoảng khí hậu, mà còn để đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh doanh lâu dài. Hai yếu tố chính sau đây đã khiến họ thực sự hành động.
Đầu tiên là áp lực ngày một lớn từ các cổ đông. Người tiêu dùng là những người có sức ảnh hưởng hàng đầu, hơn một nửa số câu trả lời trong một nghiên cứu chi tiết năm 2019 nói rằng các hoạt động kinh doanh bền vững thúc đẩy lòng trung thành với nhãn hàng. Nhân viên đang sử dụng dung lượng, mạng lưới và quyền mua cổ phiếu của mình để thúc đẩy sự thay đổi trong công ty, như những gì chúng ta đã thấy gần đây với Google, Amazon và các công ty khác.  Và nhận thức rằng các nhà đầu tư không quan tâm đến quản trị môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG – environmental, social and corporate governance) đều là lỗi thời. Đầu tư bền vững đang trở thành đồng nghĩa với đầu tư, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Kinh Doanh Harvard. Các nhà đầu tư đang theo đuổi các cam kết có cấp độ cao hơn với các công ty trong danh mục đầu tư của họ, đặc biệt là xung quanh các vấn đề ESG có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy sự cân bằng hiệu quả giữa lợi nhuận và hành tinh của chúng ta bằng cách tận dụng những lợi thế cho cả hai bên mà công nghệ hiện đại có thể mang đến. Amazon đang giải quyết lượng khí thải đội tàu và chi phí vận chuyển hàng hóa bằng cách mua 100.000 xe tải điện, một động thái mà IKEA (một thương hiệu nội thất lớn của Thụy Điển) thực hiện. AT&T (tập đoàn viễn thông đa quốc gia) đang giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu trong quá trình hoạt động bằng cách sử dụng siêu máy tính để mô hình hóa thời tiết khắc nghiệt. Walmart, một đối tác của IBM (một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia) đã sử dụng blockchain để theo dõi an toàn thực phẩm và ngăn chặn tình trạng thu hồi, đã thông báo rằng gần đây họ đang thí điểm một hệ thống sử dụng blockchain để theo dõi chuỗi cung ứng tôm.
Các ngành công nghiệp mới đang mọc lên để giúp các doanh nghiệp trên thế giới  bền vững hơn. Từ một công ty sử dụng cảm biến và lớp phủ để tạo ra các cửa sổ thông minh có khả năng tăng 20% hiệu quả năng lượng của tòa nhà, đến robot và AI cho tự động hóa nhà máy, đến một doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng microgrid - những đổi mới bền vững đang thúc đẩy một sự mới mẻ phục hưng cho công nghệ. Thị trường đang dần phát triển. Vốn đầu tư vào các công nghệ bền vững đã tăng lên hơn 9 tỷ đô la vào năm ngoái, tăng 127% so với năm 2017.
Vào thời điểm các cổ đông đang gây áp lực cho các nhà lãnh đạo để nâng cao khả năng lãnh đạo khí hậu của công ty, các giám đốc điều hành không thể ẩn nấp đằng sau những quan niệm lỗi thời về ROI được nữa. Công nghệ tương tự đang giúp họ cạnh tranh về mặt tài chính cũng có thể giúp thúc đẩy một tương lai tốt hơn cho hành tinh của chúng ta. Đã đến lúc tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tích cực đầu tư vào đổi mới môi trường. Tương lai của công ty bạn và hành tinh của bạn phụ thuộc vào nó.
 
Fred Krupp
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan