So sánh hai mô hình quản lý trong công ty

21/10/2020    705    4.67/5 trong 6 lượt 
So sánh hai mô hình quản lý trong công ty
Mỗi doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc thù quản lý khác nhau. Và kể cả những doanh nghiệp cùng ngành nghề vẫn khác nhau khá nhiều về cơ cấu tổ chức vận hành doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc và đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đó việc phân tích các đặc điểm của từng loại mô hình đặc biệt cần thiết.

 So sánh hai mô hình quản lý trong công ty

MBO 
Kiểu cổ điển
MBP - TQM
Theo triết lý deming
1. Chất lượng là tốn kém
2. Giám sát và kiểm tra là chìa khóa của chất lượng. 
3. Các chuyên viên kiểm ra chất lượng và các giám sát viên có thể đảm bảo chất lượng.
4. Khuyết điểm của sản phẩm do công nhân gây ra.
5.  Qúa trình chế tạo có thể được tối ưu hóa bởi các chuyên gia bên ngoài,  không có sự thay đổi nào trong hệ thống không có sự đóng góp của công nhân.
6. Đưa ra những tiêu chuẩn định mức, các chỉ tiêu nhằm cải tiến năng suất.
7. Thưởng phạt là cách đúng đắn để tạo động lực làm việc
8. Người lao động bị cư xử như hàng hóa, mua khi cần và đào thải khi không cần.
9. Thưởng cho những người làm tốt và phạt những người làm không hiệu quả sẽ dẫn đến năng suất cao hơn.
10. Mua nguyên vật liệu với giá thấp.
11. Tạo ra sự xung đột giữa những nhà cung cấp với nhau.
12. Thường xuyên thay các nhà cung cấp dựa vào giá cả.
13. Lợi nhuận được tạo ra bằng cách tăng doanh thu và giảm chi phí 
14. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của một công ty
 
1. Chất lượng dẫn đến chi phí thấp.
2. Giám sát và kiểm tra là quá trễ. Nếu công nhân có thể sản xuất không lỗi thì có thể loại bỏ hẳn việc giám sát và kiểm tra.
3. Chất lượng được đảm bảo từ phòng giám đốc, từ khâu thiết kế.
4. Hầu hết các khuyết tật do hệ thống gây ra ( 94%).
5. Qúa trình không bao giờ hoàn toàn tối ưu, cần phải luôn luôn cải tiến quá trình.
6. Cần thiết loại bỏ tất cả các tiêu chuẩn định mức, các tiêu chuẩn khống chế.
7. Nỗi lo sợ bị phạt sẽ dẫn đến tàn phá.
8. Tạo cho người lao động an tâm trong công việc, gắn bó với tổ chức.
9. Hầu hết mọi biến đổi đều do hệ thống tạo ra, cần xem xét lại hệ thống. Phê phán,phạt, sắp xếp họ dưới mức trung bình có thể phá đi tinh thần của công ty.
10. Mua nguyên vật liệu dựa trên cơ sở chất lượng
11. Bàn bạc kỹ với những nhà cung cấp khác nhau, tạo lòng tin với các nhà cung cấp.
12. Đầu tư thời gian và kiến thức giúp các nhà cung cấp cải tiến chất lượng và chi phí. Phát triển mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp.
13. Lợi nhuận được tạo ra bởi các khách hàng trung thành và thường xuyên.
14. Chỉ căn cứ vào lợi nhuận để điều hành một công ty cũng giống như người lái xe chỉ nhìn vào gương chiếu hậu, chỉ biết nơi công ty đã đếb mà không biết được công ty sẽ đi đến đâu.
 


Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan