Đây là một cái nhìn mới về quần thể cá voi – một nhân tố có thể thay đổi được Trái Đất.
• Cá voi lưu trữ một lượng CO2 khổng lồ
• Chúng hỗ trợ sự phát triển của thực vật phù du, nơi lưu trữ 40% tổng số lượng carbon phát thải
• Tăng 1% năng suất của thực vật phù du, tương đương với năng suất của 2 tỷ cây trưởng thành
Chúng oai vệ, đồ sộ và bí ẩn – và một bí mật trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu có thể đang ẩn chứa trong chúng.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra mức giá trị mà cá voi mang lại cho thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Moneytary Fund – IMF) đã ước tính giá trị của một con cá voi lớn nhất ở mức hơn 2 triệu đô la – tương đương với hơn 1 nghìn tỷ đô la cho cổ phiếu cá voi lớn hiện nay.
Con số mà IMF đưa ra dựa trên sự đóng góp của mỗi con cá voi vào việc lưu trữ carbon, ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản và ngành kinh doanh xem cá voi, trị giá lên đến hơn 2 tỉ đô la.
Nếu chúng ta giúp cá voi quay trở lại con số trước khi bị săn bắt khoảng 4 đến 5 triệu (tăng từ 1,3 triệu hiện nay), các nhà khoa học cho biết họ có thể thu được 1,7 tỷ tấn CO2 mỗi năm – với chi phí bảo vệ chúng chỉ ở mức 13 USD mỗi người một năm.
Cá voi với cây
Trong vòng đời khoảng 60 năm, cá voi – đặc biệt là những con cá voi lớn, như cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương và cá voi xám – tích lũy trung bình 33 tấn CO2. Khi chết, chúng chìm xuống đáy đại dương, khóa lượng carbon đó hàng trăm năm.
So với cây, một cái cây hấp thụ tới 48 pound CO2 (
22kg) mỗi năm.
Khả năng lưu trữ carbon của cá voi một phần là nhờ vai trò của chúng trong việc tăng năng suất thực vật phù du bất cứ nơi nào chúng đi đến – một hiện tượng gọi là “máy bơm cá voi”.
Khi chúng trồi lên mặt nước để hí thở và di cư qua các khu vực trên toàn cầu, sắt và nitơ trong chất thải của chúng cung cấp điều kiện phát triển lí tưởng cho những sinh vật siêu nhỏ này.
Mặc dù có kích thước vô cùng nhỏ bé, thực vật phù du lại đóng một vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các điều kiện khí quyển của chúng ta – đóng góp ít nhất 50% lượng oxy và hấp thụ khoảng 37 tỷ tấn (40%) tổng lượng CO2 được sản sinh.
IMF tính toán nó tương đương với con số được lưu trữ bởi 1,7 nghìn tỷ cây xanh, hoặc ngang ngửa với con số mà 4 khu rừng nhiệt đới Amazon đem lại.
Theo IMF, cứ 1% năng suất thực vật tăng lên liên quan đến hoạt động của cá voi có nghĩa là hàng triệu tấn carbon được thu giữ bổ sung mỗi năm, tương đương với khả năng của 2 tỷ cây trưởng thành.
Cứu lấy cá voi
Cá voi trên thế giới đang gặp nguy hiểm – điều đó ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ con ngưởi giải quyết biến đổi khí hậu của chúng.
Mặc dù việc săn bắt cá voi với mục đích thương mại đã chính thức bị cấm từ năm 1986, nhưng hơn 1.000 con cá voi vẫn bị giết mỗi năm vì mục đích thương mại, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund - WWF).
Cá voi cũng có thể gặp nguy hiểm bởi tàu, lưới đánh cá và ô nhiễm nhựa.
Đồng thời, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên nhanh chóng. Vào tháng 5 năm 2019, mức độ CO2 đã vượt qua 415 phần triệu – mức cao nhất trong lịch sử loài người.
Đại dương giúp điều hòa khí hậu bằng cách giữ CO2 gấp 50 lần so với khí quyển, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency – IAEA). Ngay cả một thay đổi nhỏ trong cách carbon đi vào đại dương cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ của đại dương.
Sự đóng góp của cá voi có thể là một sự thay thế có giá trị cho các giải pháp công nghệ tốn kém được đề xuất và chưa được kiểm chức, chẳng hạn như thu giữ carbon trực tiếp từ không khí và chôn sâu dưới lòng đất.
Đây là một cái nhìn mới về quần thể cá voi – một nhân tố có thể thay đổi được Trái Đất.