75% cây trồng phụ thuộc vào loài thụ phấn - chúng cần phải được bảo vệ

19/12/2019    1.266    4.6/5 trong 5 lượt 
75% cây trồng phụ thuộc vào loài thụ phấn - chúng cần phải được bảo vệ
75% cây trồng phụ thuộc vào loài thụ phấn - chúng cần phải được bảo vệ
   • 35% sản lượng cây trồng cần đến các côn trùng thụ phấn.
   • Thực phẩm bao gồm cà phê, cà chua và ca cao đều phụ thuộc vào chúng.
   • 40% các loài côn trùng trên thế giới bị có nguy cơ tuyệt chủng.
Có một phong tục xưa của những người nuôi ong: họ phải cho những con ong của họ biết về những sự kiện quan trọng, như là sinh nở, hôn nhân hay là tang lễ. Thất bại trong việc “nói với ong” sẽ mang lại điềm xui, ong cho ít mật hơn, tổ ong bị bỏ hoang hay thậm chí là cái chết. Có thể chỉ là dân gian truyền tai nhau, tuy nhiên đó cũng là một lời nhắc về vai trò của loài vật quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và thực phẩm.
Bằng cách mang phấn hoa từ cây này sang cây khác, các côn trùng thụ phấn - trong đó ong là một trong những loài được biết đến nhiều nhất - là công cụ sản xuất 35% sản lượng cây trồng toàn cầu. Gần ba phần tư các loại cây trồng sản xuất trái cây và hạt giống cho tiêu dùng của con người phần nào đó phụ thuộc vào mức độ thụ phấn.
Việc thụ phấn là đóng góp nông nghiệp cao nhất cho sản lượng trên toàn thế giới, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Cà phê, táo, hạnh nhân, cà chua và ca cao đều nằm trong danh sách các loại cây trồng phụ thuộc vào công việc của các loài thụ phấn trong tự nhiên.
Mặc dù nhỏ như vậy, nhưng các côn trùng thụ phấn cũng sẽ góp mặt với vai trò to lớn trong việc giúp đạt được Mục tiêu phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc – từ việc giải quyết nạn đói nghèo đến tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
 

 

Chế độ ăn uống mất cân bằng

FAO cho biết, sự suy giảm đáng kể của ong và các loài thụ phấn khác, bao gồm côn trùng, dơi và chim, đang ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và dinh dưỡng.
Có tới 40% các loài côn trùng trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Số lượng thụ phấn dần suy thoái có liên quan đến sự kết hợp giữa thâm canh, trồng trọt đơn, sử dụng thuốc trừ sâu tự do, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
FAO đã nhấn mạnh rằng nếu xu hướng này tiếp tục, các loại cây trồng giàu vitamin như trái cây, các loại hạt và nhiều loại rau sẽ được thay thế bằng các mặt hàng chủ lực như gạo và khoai tây.
Thay vì ăn theo cách “five a day” (5 phần trái cây hoặc rau củ một ngày) được nhiều quốc gia khuyến nghị, chế độ ăn uống của chúng ta sẽ vô cùng mất cân bằng.
Điều đó không chỉ xảy đến với chúng ta: sự suy giảm sẵn có của một số cây trồng sẽ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
Báo cáo Rủi ro Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019 cho thấy sự suy giảm toàn cầu về đa dạng sinh học nói chung - với việc giảm 60% số loài kể từ năm 1970 - có thể tác động đến mọi thứ từ phát triển y tế và kinh tế xã hội đến năng suất và thậm chí cả an ninh khu vực.

Đi ngược xu hướng

Để đẩy lùi sự suy giảm các loài thụ phấn, FAO chủ trương cải thiện môi trường sống, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tăng cường kiểm soát dịch hại sinh học và đa dạng hóa các trang trại để tạo ra một hệ sinh thái cân bằng cho ong và các loài thụ phấn của chúng.
Những cải tiến này cũng có thể tăng thêm 1 phần 4 năng suất cây trồng.
Thất bại trong việc này đồng nghĩa rằng việc “nói với những con ong” sẽ thật sự trở thành quá khứ, đi kèm những hệ lụy nghiệm trọng đối với Trái Đất của chúng ta.
 
Andrea Willige
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan