Những gì mà người dân tị nạn thực sự cần. Lời tâm sự của một người dân tị nạn

12/12/2019    1.541    3.78/5 trong 9 lượt 
Những gì mà người dân tị nạn thực sự cần. Lời tâm sự của một người dân tị nạn
Trên hết, chúng tôi cần thế giới ngoài kia hiểu được như thế nào là một người tị nạn. Đó không phải là cuộc sống mà chúng tôi lựa chọn
Khi tôi trốn khỏi nhà và tìm nơi trú ẩn trong trại tị nạn Kakuma, tôi đã rơi vào một trong những vực thẳm sâu nhất của cuộc đời, tuy nhiên, đó chưa phải là sâu nhất.
Tôi đã mất hai tuần để rời khỏi quê hương, Cộng hòa Dân chủ Congo, đến Kakuma, một nơi xa xôi hẻo lánh của miền bắc Kenya. Đầu năm 2014, tôi rời đi chỉ với số tiền ít ỏi trong túi và bộ quần áo mặc trên người, năm đó, tôi 21 tuổi.
Là nạn nhân còn sống sót của bạo lực tình dục, bạo hành và xung đột chính trị, con đường của tôi dường như chấm dứt trong trại tị nạn mà không hề có bất kỳ tia hy vọng nào có thể trở về lại quê nhà. Những gì tôi mang theo khi ra đi chỉ có nỗi đau, sự ruồng bỏ, sự xấu hổ và tuyệt vọng.
Ước mong duy nhất của tôi bấy giờ chỉ là một cuộc sống bình yên và ổn định. Lúc trước, tôi chẳng mấy để tâm đến các nhân viên cứu trợ từ UNHCR, Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc cũng như vô vàn các tổ chức đối tác khác làm việc tại Kakuma.
Nhưng sau một thời gian, tôi bắt đầu chú ý đến họ - tự hỏi rằng họ là ai, đang làm gì và tại sao như thế. Và rồi chứng kiến họ đã cố gắng giúp tôi và những người tị nạn như thế nào.
5 năm trôi qua, và tôi đang viết bài này trước thềm Diễn đàn tị nạn toàn cầu (Global Refugee Forum), một cuộc họp quốc tế tại Geneva của các nhà lãnh đạo chính trị, nhà ngoại giao, doanh nhân, nhân viên cứu trợ nhân đạo, cơ quan phát triển và những người khác. Sự kiện này đẩy mạnh công cuộc hỗ trợ cho người tị nạn, trao đổi ý tưởng và thực hành tốt, và khám phá những phản ứng mới đối với việc di dời bắt buộc.
Kể từ khi đến Kakuma, tôi bắt đầu ngưỡng mộ những người lao động nhân đạo và tôi muốn báo đáp bằng cách lên tiếng cho người tị nạn và đảm bảo việc phần còn lại của thế giới sẽ không quên cảnh ngộ của họ.
Khi chúng ta chuẩn bị nói về các chính sách, những đường lối và các cam kết, đây là những nguyên tắc mà người dân tị nạn tin rằng những người tham dự diễn đàn nên hướng dẫn tư duy và hành động.
Chúng tôi cần có sự tự do, ý tôi là sự tự do để tạo dựng nên tương lai của chính chúng tôi. Cuộc sống tị nạn vô cùng khó khăn. Từ việc đến trường, đi làm, mở một tài khoản ngân hàng, xây dựng một doanh nghiệp đến du lịch khắp nơi mà không có cảnh sát nào ngăn chặn bạn: quyền và nhiệm vụ của họ được mặc định là khó khăn, ở một số nơi thì gần như là không có, những người tị nạn. 
Việc đưa ra những quyết định giúp cuộc sống được tiến lên phía trước dường như là ngoài khả năng của bạn. Nếu bạn không thể đến trường, bạn sẽ chẳng thể làm gì khác – và hàng triệu trẻ em tị nạn đang tuổi đến trường cũng không được đi học. Nếu như đường đi vào môi trường giáo dục, việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và nhiều thứ khác bị hạn chế, bạn sẽ mãi mãi phải phụ thuộc vào người khác.
 

 
Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể giành lại sự độc lập, nó sẽ trở thành một câu chuyện khác. Nếu may mắn an toàn, chúng tôi có thể được trở về nhà, còn nếu không, chỉ có thể tận dụng tối đa cuộc sống mới. Vâng, chúng tôi cần được giúp đỡ để tồn tại, nhưng chúng tôi càng cần hơn sự ủng hộ cho những sáng kiến tị nạn để chúng tôi có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.
Tại Kakuma, dần dần tôi tìm thấy đôi chân của mình. Ban đầu, tôi không nằm trong số ít những người may mắn được nhận học bổng đại học mà tôi cần. Nhưng tôi đã tham gia các khóa học được đề nghị - bằng tiếng Anh, về điện ảnh, nhiếp ảnh và báo chí, cũng như về nhân quyền tại đại học Geneva.
Cuối cùng, tôi đã có thể đăng ký học văn bằng từ xa trong các nghiên cứu tự do từ Đại học Regis, một trường đại học tư nhân dòng Tên ở Denver, Colorado, với sự hỗ trợ của một tổ chức từ thiện có tên Jesuit Worldwide Learning (JWL). Tôi đã tốt nghiệp vào năm 2018 và bây giờ tôi đang học lấy bằng cử nhân về truyền thông kinh doanh với Đại học Nam New Hampshire - giống như JWL, mang đến giáo dục đại học cho người tị nạn và cộng đồng di dời.
Hàng ngàn người khác ở Kakuma và những nơi khác không có được những cơ hội này và chẳng biết tương lai của họ sẽ ra sao. Một số người tị nạn ngồi và chờ đợi tương lai của họ sẽ được quyết định và rồi 30 năm sau họ vẫn ở đó. Những người khác lập kế hoạch để làm nhiều hơn trong cộng đồng của họ và đột nhiên họ đang được chuyển đến một trại, khu định cư hoặc địa điểm khác. Là những người lưu vong, cho dù giải pháp là tái định cư, trở về nhà hoặc hòa nhập với cộng đồng địa phương, nó cần phải rõ ràng và kịp thời. Chúng ta cần phải biết chúng ta sẽ đi đâu.
Trên hết, chúng tôi cần thế giới ngoài kia hiểu được như thế nào là một người tị nạn. Đó không phải là cuộc sống mà chúng tôi lựa chọn. Nó áp đặt lên chúng tôi. Chúng tôi cần nhân phẩm của mình và chúng tôi cần phải cho họ thấy được chúng tôi là ai.
Tôi đã chẳng thể nói về những gì đã xảy ra ở DRC trong một thời gian dài. Dẫu vậy, tôi đã cố gắng hết sức để vượt qua những chấn thương và nhục nhã. Giờ đây, tôi tự hào vì tôi đã làm như thế. Tôi đã chứng minh rằng mình có thể làm được.
Tôi có thể nói với mọi người tham gia diễn đàn rằng: chúng tôi cần sự giúp đỡ của mọi người. Đó có thể là tài trợ, hoặc trợ giúp kỹ thuật, hoặc nơi tái định cư hoặc cách đưa chúng tôi vào nước sở tại và cho phép chúng tôi làm việc cùng với những người dân địa phương. Đã có nhiều ví dụ về sự hợp tác - nhưng với số lượng người tị nạn tăng lên, chúng tôi cần nhiều người hơn để hỗ trợ cho chúng tôi và chúng tôi cần nhiều chính phủ, công ty và cộng đồng hơn để chia sẻ trách nhiệm giúp đỡ người tị nạn.
Đó là cách chúng tôi sẽ lấy lại tự do và độc lập, và đền đáp những người đã cứu giúp chúng tôi.
 
Joelle Hangi
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan