Chúng ta có thể cứu Bắc Cực nếu chúng ta đi theo sự dẫn dắt của các nước Bắc Âu

17/10/2019    2.495    4/5 trong 7 lượt 
Chúng ta có thể cứu Bắc Cực nếu chúng ta đi theo sự dẫn dắt của các nước Bắc Âu
Biến đổi khí hậu tác động đến Bắc Cực mạnh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Khu vực này đang ấm lên với tốc độ gần như gấp đôi mức trung bình toàn cầu và chúng ta có thể thấy được những hiệu ứng thể hiện rõ rệt trên toàn bộ khu vực.
Bắc Cực, với hệ sinh thái độc đáo và dễ bị tác động, đặc biệt nhạy cảm với sự tăng lên nhiệt độ toàn cầu. Hạn chế các hậu quả gây ra bởi biến đổi khí hậu hiện là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia Bắc Âu đã và đang hoạt động tại Bắc Cực trong nhiều thập kỷ. Giờ đây, người dân Bắc Âu đã trở thành người tiên phong và đang thúc giục các nước khác đẩy mạnh nỗ lực khí hậu của các nước khác trước khi quá muộn.
Biến đổi khí hậu tác động đến Bắc Cực mạnh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Khu vực này đang ấm lên với tốc độ gần như gấp đôi mức trung bình toàn cầu và chúng ta có thể thấy được những hiệu ứng thể hiện rõ rệt trên toàn bộ khu vực.
Đây là vấn đề rất đáng quan tâm đối với các quốc gia Bắc Âu – khu vực lân cận Bắc Cực và thậm chí là ở Bắc Cực. Chúng tôi nhận thấy các ảnh hưởng đã đến rất gần và không còn thời gian nữa rồi. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế hành động thật quyết đoán để chấm dứt tình trạng khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Các thủ tướng Bắc Âu đã mở đường bằng cách ký kết một bản tuyên ngôn vào tháng 1 năm 2019, nêu rõ những cam kết vững chắc của họ để năm quốc gia Bắc Âu đạt được carbon trung tính. Bên cạnh đó, họ kêu gọi các quốc gia khác đẩy mạnh các tham vọng của họ để đạt được Hiệp định Paris. Các nước Bắc Âu quyết tâm dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang các cộng đồng carbon trung tính và đặt ra một số mục tiêu khí hậu đầy tham vọng nhất thế giới. 

Lắng nghe người dân bản xứ

Chúng ta thấy được những dấu hiệu rõ rệt về sự ảnh hưởng đáng kể của khí dậu ấm dần lên hệ sinh thái Bắc Cực cũng như sinh kế truyền thống của người dân nơi đây. Năm 2018, ngư dân và thợ săn địa phương của Hội đồng tài nguyên thiên nhiên Attu (The Natural Resource Council of Attu) ở Greenland đã được trao Giải thưởng môi trường của Hội đồng Bắc Âu (The Nordic Council Environment Prize) vì những quan sát của họ về môi trường tự nhiên và tình trạng tài nguyên sinh vật trong khu vực.
Các ngư dân và thợ săn đã quan sát thấy các loài sinh vật biển đang di chuyển về phía bắc do nước ấm hơn. Một quan sát quan trọng khác đó là băng biển mà họ dùng để di chuyển cho săn bắt và câu cá chỉ có thể duy trì được khoảng 3 đến 4 tuần, trong khi trước kia thời gian đó kéo dài tận 5 đến 6 tháng.
Chúng ta nên lắng nghe họ một cách cẩn thận; họ đã quan sát dựa trên kinh nghiệm vài trăm năm săn bắt và đi câu. 
 

 

Cân bằng trạng thái dễ bị tác động

Thách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế ở Bắc Cực mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực, sinh kế của người dân bản xứ và cộng đồng địa phương là vấn đề chính trong cuộc thảo luận phát triển tương lai khu vực.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất là giải quyết sự tăng trưởng trong du lịch tàu biển và du lịch quốc tế, điều này không chỉ mang khách du lịch và cơ hội kinh doanh đến mà còn cả những lo ngại về môi trường.
Ví dụ, các tàu du lịch đến Greenland năm nay chở tới 3.200 người mỗi chiếc và đốt cháy khoảng 150 – 200 tấn dầu nhiên liệu nặng (HFO – heavy fuel oil) mỗi ngày, gây ô nhiễm không khí nặng nề trong khu vực. Các muội than góp phần đáng kể vào sự tối màu của tảng băng, làm tăng sự nóng lên bề mặt và làm cho băng tan chảy với tốc độ nhanh hơn. 
Do những ảnh hưởng khí hậu và các mối nguy môi trường liên quan đến HFO này, tất cả các quốc gia Bắc Âu và chính phủ Greenland, đã ủng hộ các giải pháp đầu tiên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO – International Maritime Organization) để cấm sử dụng HFO làm nhiên liệu cho tàu ở Bắc Cực. 
Điều đáng nói là năm 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới ( World Economic Forum) đã công bố Nghị định đầu tư Bắc cực ( Arctic Investment Protocol) có hướng dẫn đầu tư có trách nhiệm trong khu vực. Nghị định hiện là một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng các khoản đầu tư và phát triển kinh tế ở Bắc Cực được thực hiện một cách bền vững và mang lại lợi ích cho người dân bản địa và cộng đồng địa phương.

Cần những nỗ lực mang tính quốc tế

Trong nỗ lực của chúng tôi để tạo ra một tương lai bền vững hơn cho Bắc Cực, một nỗ lực cấp thiết của chính trị quốc tế và cộng đồng là điều cần thiết. Mặc dù sự phát triển tương lai theo hướng cực đoan hoàn toàn của Bắc Cực là chưa chắc chắn, tuy nhiên không còn nghi ngờ gì cho viễn cảnh không mấy tươi sáng của nơi này – không chỉ của Bắc Cực mà còn là viễn cảnh của các nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng khí hậu toàn cầu. Chúng ta phải có cách tiếp cận thận trọng và tất cả các quyết định đưa ra đều phải chú ý đến tính chất dễ bị tác động của môi trường Bắc Cực – chúng ta phải sử dụng kiến thức và dữ liệu khoa học hiện có làm cơ sở để đưa ra các quyết định và chính sách. 
Chúng tôi cần tất cả các nước cùng nỗ lực góp sức. Do đó, thảo luận về Bắc Cực đặc biệt nên có trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP25 (Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2019) ở Santiago vào cuối năm nay.
 
Paula Lehtomäki
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan