Lệnh cấm của EU về việc sử dụng dầu cọ cho nguồn nhiên liệu sinh học là có lợi hay có hại?

10/10/2019    2.059    4.76/5 trong 8 lượt 
Lệnh cấm của EU về việc sử dụng dầu cọ cho nguồn nhiên liệu sinh học là có lợi hay có hại?
Dùng dầu cọ làm nhiên liệu sinh học từng được coi là cách tốt nhất để chống biến đổi khí hậu, thậm chí từng là quan điểm của EU, nhưng giờ đây nó hoàn toàn được xem là nguyên do của nạn phá rừng. Lệnh cấm của EU đối với dầu cọ và khuyến khích các loại cây trồng thay thế (cải lấy dầu và đậu nành) ở châu Âu như một nguồn dầu cho nhiên liệu sinh học
Trong thời buổi chiến tranh thương mại và thuế quan là những vấn đề đã quá phổ biến, các nước đang phát triển được tổ chức theo tiêu chuẩn kép của các quốc gia phương Tây. Khi đó hàng hóa là một trong những con tốt của các cuộc chiến thương mại chính trị – dầu cọ cũng không ngoại lệ. Trong khi dầu cọ gây tranh cãi từ một khía cạnh bền vững, kế hoạch cấm sử dụng dầu cọ của EU vào năm 2030 là một phần của vấn đề.
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách toàn cầu được giải quyết tốt nhất thông qua hợp tác – nhưng thay vì làm việc cùng nhau, lệnh cấm của EU đã đe dọa đến vũ khí tối thượng nhất của chúng ta trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu: sự hợp tác và đoàn kết toàn cầu.
Dùng dầu cọ làm nhiên liệu sinh học từng được coi là cách tốt nhất để chống biến đổi khí hậu, thậm chí từng là quan điểm của EU, nhưng giờ đây nó hoàn toàn được xem là nguyên do của nạn phá rừng. Lệnh cấm của EU đối với dầu cọ và khuyến khích các loại cây trồng thay thế (cải lấy dầu và đậu nành) ở châu Âu như một nguồn dầu cho nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để tạo ra cùng một lượng dầu thì những cây trồng thay thế đòi hỏi diện tích đất lớn hơn và chúng lưu trữ ít CO2 hơn dầu cọ. Ví dụ: trên cùng một đơn vị đất đai, cải lấy dầu sản xuất ít hơn 4 đến 10 lần lượng dầu so với cọ và còn yêu cầu nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hơn. Sản xuất dầu cọ dùng cho nguyên liệu sinh học sẽ hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu so với các loại cây trồng thay thế khác.
Lệnh cấm của EU nhằm hạn chế những nỗ lực đảm bảo quy trình sản xuất dầu cọ ở các nước nghèo tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy định thiết thực. Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững (RSPO – Roundtable For Sustainable Palm Oil) là một con đường để sản xuất dầu cọ lành mạnh với môi trường. Nhiệm vụ của nó là cung cấp nhiên liệu sinh học có giá trị trong khi vẫn thực hiện các chính sách đảm bảo sự phát triển bền vững, bao gồm nghiên cứu và phát triển để tăng năng suất, tăng cường sử dụng chùm quả cho sinh khối, tạo khu vực an toàn cho động vật hoang dã và phương pháp kiểm soát mối nguy tự nhiên.
RSPO hợp nhất các bên liên quan trong sản xuất dầu cọ và đặt ra các tiêu chí môi trường và xã hội mà các công ty phải tuân thủ để sản xuất dầu cọ bền vững được chứng nhận (CSPO – Certified Sustainable Palm Oil).
RSPO là một tổ chức phi lợi nhuận ít được chú ý ở phương Tây – nhưng dù sao, họ cũng đạt được sự phát triển nhất định mà có lẽ đã bị cản trở nếu lệnh cấm của EU đi trước một bước. Tại sao? Bởi vì các nước ASEAN sẽ ngừng đầu tư vào các phương pháp và tiêu chuẩn chứng nhận, đặc biệt là các trường hợp hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, thay vào đó sẽ đẩy mạnh sản xuất và bán cho các thị trường thay thế như Trung Quốc để duy trì sản xuất có lãi. Điều đó sẽ dẫn đến nạn phá rừng tàn khốc ở Malaysia, trong khi chất lượng đất đai cũng bị suy giảm ở châu Âu do mức độ sản xuất cải lấy dầu tăng lên để lấp đầy khoảng trống. Lệnh cấm có thể đe dọa đến sinh kế của 650.000 nông dân sản xuất dầu cọ nhỏ ở Malaysia cũng như các đầu tư vào các chương trình bền vững.
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (The International Union for the Conservation of Nature) đã cảnh báo rằng lệnh cấm dầu cọ sẽ dẫn đến việc tăng tiêu thụ dầu hạt cải, đậu nành và hướng dương để đuổi theo nhu cầu ngày một tăng cao. EU là nhà nhập khẩu dầu cọ lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ. Lệnh cấm sẽ làm giảm sự cạnh tranh đối với sản xuất hạt có dầu của EU tại các quốc gia như Pháp, Đức, Ba Lan và Vương quốc Anh.
Trong khi các nước ASEAN hoàn toàn hiểu được sự phức tạp của sản xuất dầu cọ và ảnh hưởng của nó đối với môi trường của họ, cuộc tranh luận công khai vẫn còn tập trung vào châu Âu. EU có những cuộc đàm thoại xung quanh dầu cọ đội lốt tính chất bền vững trong khi ngó lơ các tổ chức như RSPO. Ngay cả Greenpeace (tổ chức Hòa Bình Xanh), đã bày tỏ sự hoài nghi về các chương trình chứng nhận dầu cọ và nói rằng họ ủng hộ các nguyên tắc dầu cọ bền vững. Các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu như Nestlé, Unilever và Palmolive đều sử dụng dầu cọ bền vững trong các sản phẩm của họ nhưng trước sức ép tiêu cực của báo chí, họ tránh mọi hỗ trợ hoặc quảng bá dầu cọ bền vững công khai vì sợ ảnh hưởng đến khách hàng.
Ngành công nghiệp dầu cọ của Malaysia mong đợi một mối quan hệ thương mại chân thật, công bằng và có lợi cho đôi bên với EU sẽ được cứu vãn vì lợi ích của nông dân, người tiêu dùng và môi trường.
 
 
Shareen Shariza Abdul Ghani
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan