Ngọn lửa bùng phát đã đốt cháy 2,6 triệu ha đất và thải ra nhiều carbon dioxide hơn nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện rõ rệt trên đảo Sumatra và Borneo của Indonesia. Tại hai khu vực này đang trong tình trạng đỉnh điểm của mùa khô và hạn hán do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Việc này đã làm dấy lên nỗi lo lặp lại sự việc của năm 2015, khi mô hình khí hậu dẫn đến nhiệt độ mực nước biển ở vùng Thái Bình Dương tăng cao hơn so với bình thường, góp phần gây ra những đám cháy kinh hoàng. Những ngọn lửa bùng phát đã đốt cháy 2,6 triệu ha đất, thải ra lượng carbon dioxide hàng ngày nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ và khiến hàng triệu người mắc bệnh từ một đám mây lan rộng khắp Đông Nam Á. Nhưng năm nay, có một điều gì đó khác biệt – một điều mà Indonesia đang dự tính và cả thế giới sẽ dõi theo thật sát sao.
Từ năm 2015, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã thực hiện các chính sách nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vụ hỏa hoạn, như phá rừng và quản lý than bùn yếu kém. Chính sách này bao gồm tạo ra một cơ quan phục hồi đất than bùn, truy tìm các công ty và cá nhân chịu trách nhiệm về các vụ hỏa hoạn, triển khai lệnh cấm phá rừng và tăng cường khả năng thực thi, chữa cháy tại địa phương.
Đã có một số bằng chứng ban đầu cho thấy các chính sách này đang tạo ra sự khác biệt. Số lượng các điểm nóng – khu vực có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các khu vực lân cận – đang giảm đáng kể. Có 2.400 điểm nóng được phát hiện trong chín tháng đầu năm 2017 tại Indonesia, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2016, theo các quan sát từ vệ tinh của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA – National Oceanic and Atmospheric Administration). Và trong sáu tháng đầu năm 2019, chỉ có 508 điểm nóng được phát hiện, giảm 25% so với 685 điểm nóng được phát hiện cùng kỳ năm 2018.
Indonesia cũng đang giảm tỷ lệ phá rừng, theo Viện Tài nguyên Thế giới. Năm 2016, cả nước mất đi 1 triệu ha rừng. Nhưng vào năm 2017, tỷ lệ đó đã giảm 60% xuống mức thiệt hại 400.000 ha. Tuy nhiên, hiện tượng El Nino năm 2019 đang trở thành thách thức lớn nhất đối với cách tiếp cận mới của Indonesia kể từ năm 2015. Việc áp dụng mô hình của Indonesia với một loạt các quốc gia nhiệt đới tương tự khác đang đối mặt với nạn phá rừng – từ Brazil, Peru cho đến Cộng hòa Dân chủ Congo cũng rất khả quan.
Arief Wijaya, quản lý rừng và khí hậu cấp cao tại WRI Indonesia (World Resource Institute – Viện Tài Nguyên Quốc tế), cho biết, “Chính phủ đã trở nên thận trọng hơn với các vấn đề cháy rừng và khói mù kể từ năm 2015”, và nhấn mạnh việc các nhà chức trách truy bắt “những thành phần, doanh nghiệp và người dân địa phương chịu trách nhiệm việc đã đốt rừng để khai phá đất.”
Các vùng đất than bùn tạo thành nơi lưu trữ lượng carbon dày đặc nhất trên thế giới, khi bị đốt cháy sẽ tạo ra các chất ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm, thế nhưng, vấn đề này không được hiểu rõ ở Indonesia cho đến năm 2015, theo một số chuyên gia cho biết. Đã từng không có định vị chính xác về vùng đất than bùn, vì vậy các chuyên gia không thể đo được mật độ của chúng hoặc xem cách chúng được kết nối với các hệ sinh thái xung quanh. Điều đó giờ đã thay đổi.
Chính phủ Jokowi đã tạo ra một Cơ quan phục hồi than bùn (Peatland Restoration Agency) có nhiệm vụ khôi phục 2 triệu ha đất than bùn bị suy thoái. Chính phủ cũng tạo ra một cơ chế hoán đổi đất cho phép các chủ đất có đồn điền than bùn buôn bán đất đai của họ và di chuyển đến các địa điểm không có than bùn.
Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy ở Kampar trên đảo Indonesia Sum Sumatra ngày 13/8
Cộng đồng cư dân cũng đã tham gia chiến đấu. WRI Indonesia đã phát động cuộc thi Giải thưởng than bùn Indonesia năm 2017, nơi các đội thi đấu để đưa ra các giải pháp để lập bản đồ than bùn giá rẻ và hiệu quả trên toàn quốc. Người chiến thắng vào năm 2018 đã đề xuất phát minh LIDAR (Light Detection and Ranging) – một kỹ thuật giám sát dựa trên ánh sáng laser , và một phương pháp dựa trên vệ tinh, hiện đang được áp dụng cho nỗ lực lập bản đồ than bùn quốc gia.
Các nước nhiệt đới khác nhận ra rằng phương pháp tiếp cận của Indonesia có thể đóng vai trò là khuôn mẫu cho họ. Đầu năm nay, chính phủ Indonesia đã khai trương Trung tâm than bùn nhiệt đới quốc tế phối hợp với các chuyên gia toàn cầu và một số quốc gia nước ngoài, bao gồm Peru, Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo. Trung tâm cung cấp hỗ trợ và chia sẻ những tiến bộ của Indonesia như một mô hình cho các nước nhiệt đới ở Nam Mỹ và Châu Phi để đối phó với nạn phá rừng gia tăng. Ở phía bên kia vùng nhiệt đới – nơi rừng Amazon Brazil đang cháy – những khu vực xa xôi như California và Châu Âu đang phải đối mặt với những đám cháy rừng ngày càng thường xuyên.
Chắc chắn rằng, để có được những thành tựu này, thật không dễ dàng gì cho Indonesia trong việc điều chỉnh những thập kỷ quản lý yếu kém và quản lý rừng của một quốc gia có các đảo trải dài từ Ấn Độ đến Úc. Và năm 2019 đại diện cho một thử thách mà chưa có bất kỳ quốc gia nào phải đối mặt kể từ năm 2015. Những ngọn lửa đã bùng cháy và khói mù đang lan sang nước láng giềng Singapore và Malaysia.
Theo Herry Purnomo, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế có trụ sở tại Indonesia, 138.000 ha đất rừng đã bị đốt cháy vào cuối tháng 7 năm 2019. Ông hy vọng rằng con số tích lũy trong năm sẽ không vượt qua 500.000 ha – một con số đã tương đối đáng kể rồi sẽ thấp hơn 2,6 triệu ha đã bị đốt cháy từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2015.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng có rất nhiều việc phải làm. “Lửa đã giảm đi rồi, nhưng vẫn chưa được loại bỏ”, Purnomo nói. “Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chương trình và quy định, nhưng khả năng thực hiện chúng vẫn thấp hơn chúng ta mong đợi”. Jokowi đã không hoàn thành những lời hứa của ông ấy, Helana Varkkey nói, một giảng viên cấp cao về Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Đại học Malaya. Cô ấy muốn thấy được sự đầu tư nhiều hơn cho việc phục hồi đất than bùn, hoán đổi đất và thúc đẩy công bố dữ liệu về quyền sở hữu đất đai – một hợp đồng với chính phủ trao cho một cá nhân quyền đối với diện tích đất trong một thời gian xác định. “Cho đến bây giờ, không có cách nào để chúng tôi xác định các chủ sở hữu đất nào hay các công ty nào có liên quan đến các vụ cháy rừng và khói mù cả”, cô nói.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến lạc quan hơn. Họ cho rằng Jokowi vừa giành được sự tái bầu cử vào năm ngoái và cần có nhiều thời gian hơn để làm nhiều hơn trong nhiệm kỳ thứ hai của mình nhằm củng cố địa vị của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo đã giúp chuyển đổi kỷ lục của Indonesia về nạn phá rừng và cháy rừng. Đầu tháng 8, ông đã tuyên bố một bước đi lớn, chính là dừng việc phá rừng vô thời hạn, có nghĩa là hàng triệu ha rừng nhiệt đới và vùng đất than bùn sẽ nằm ngoài giới hạn của các đồn điền mãi mãi. Tiếp theo, ông cần tiếp tục trao quyền và tài trợ cho các cơ quan quan trọng.
Trong khi đó, Na Uy thừa nhận thành công của Indonesia vào tháng 2 với một giải thưởng theo thỏa thuận song phương trong một phần của hiệp ước biến đổi khí hậu Paris. Trong năm 2015, Indonesia đã khiến khu vực này bị cháy rừng do mất kiểm soát. Sau 4 năm vật lộn với El Nino, họ đã có cơ hội cho thế giới thấy, cách mà họ đã tránh những khủng hoảng như thế.