Hơn 300 nhãn hàng khuyến cáo người mua sắm hãy quay lưng lại với các giao dịch trong ngày Black Friday để giúp môi trường của chúng ta
• Hơn 300 nhãn hàng khuyến cáo người mua sắm hãy quay lưng lại với các giao dịch trong ngày Black Friday để giúp môi trường của chúng ta
• Tập thể Make Friday Green Again (Làm xanh ngày thứ 6 trở lại) muốn mọi người tham gia nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sửa chữa, tái chế hoặc bán những món đồ đã qua sử dụng
• Cách chúng ta đang sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ thực phẩm đến thời trang hiện nay là không bền vững
• Người tiêu dùng có thể giúp thúc đẩy sự thay đổi bằng cách chỉ mua những gì họ cần
Cái giá thực sự của một khuyến mãi hời là gì? Các món hời trong Black Friday có thể không rẻ như bạn nghĩ, theo một nhóm vận động cho biết – họ kêu gọi người mua sắm suy nghĩ lại về những món hàng, cách thức và lí do họ mua sắm.
Tập thể Make Friday Green Again bao gồm hơn 300 thương hiệu bán lẻ đang dần xa lánh ngày mua sắm tháng 11 hàng năm này vì lí do môi trường, và yêu cầu công chúng toàn thế giới làm điều tương tự.
Thay vì chi tiêu quá nhiều cho quần áo mới, những người mua sắm sẽ được khuyến khích phân loại quần áo mà họ đã sở hữu để sửa chữa, tái chế hoặc bán lại.
Một cái nhìn mới
Sự phát triển của thời trang nhanh đã thay đổi ngành kinh doanh quần áo toàn cầu, khuyến khích người mua sắm mua nhiều hơn bằng cách cung cấp giá rẻ và đảm bảo các cửa hàng luôn có sự thay đổi phong cách quay vòng nhanh một cách thường xuyên.
Các sản phẩm may mặc được mua, sử dụng và nhanh chóng bị loại bỏ khi có xu hướng mới. Tiêu thụ quá mức đã gây nên sản xuất thừa, làm cho tình hình biến đổi khí hậu càng trầm trọng hơn.
Hàng năm, lượng khí thải CO2 từ sản xuất dệt may toàn cầu tương đương 1,2 tỷ tấn, theo Greenpeace – nhiều hơn cả lượng khí thải carbon của tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển thế giới cộng lại
Năm 2016, lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới từ riêng ngành may mặc và giày dép đã đạt gần 4 triệu tấn trong một năm.
Các nhóm bán lẻ cho biết Black Friday mang đến cho mọi người cơ hội mua những thứ mà bình thường họ không thể mua được. Tuy nhiên, theo quan điểm của Make Friday Green Again, ngày hội của những món hàng giảm giá và các chương trình khuyến mãi đang khuyến khích khách hàng mua những thứ họ không thực sự cần dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa quá mức.
Người tiêu dùng nhóm Which? của Anh Quốc đã đặt vấn đề rằng liệu các nhãn hàng có cung cấp những món giá hời trong Black Friday như họ đã hứa hẹn? Một nghiên cứu về các mặt hàng được cung cấp trong suốt sự kiện này năm 2018 cho thấy hơn 60% sản phẩm có thể được mua với giá rẻ hơn trước khi bán và 95% có khả năng rẻ hơn hoặc ở cùng mức giá sau đó.
Lựa chọn cho tương lai
Tom Szaky, Giám đốc điều hành của công ty tái chế TerraCycle, lập luận rằng các nhà sản xuất và nhà bán lẻ không cố bán cho mọi người những món đồ mà họ không muốn. Thay vào đó, họ quan tâm đến việc hiểu khách hàng muốn gì và bán cho họ nhiều hơn thế.
Ông đã đề nghị rằng, cứ hễ một khách hàng nào mua một món đồ nào đó, hãy trưng bày thêm hai món như thế, thay vì để tồn kho và để khuyến khích những người khác cũng mua sản phẩm đó. Ông nói thêm rằng, người tiêu dùng có thể lựa chọn không mua những thứ mà họ không cần thiết để phá vỡ chu kỳ này.
Mặc dù các sự kiện giảm giá như Black Friday có thể ảnh hưởng đến những thiệt hại tiềm ẩn cho môi trường, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong một thách thức lớn hơn. Làm thế nào mà chúng ta sản xuất và tiêu thụ mọi thứ từ thời trang cho đến thực phẩm, đều là những gì ngày càng được cho là không bền vững dài hạn?
Hướng tới một mô hình bền vững hơn, chẳng hạn như nền kinh tế tuần hoàn, có thể sẽ là chìa khóa để bảo vệ cho Trái Đất và các nguồn tài nguyên sẵn có.