Rác thải nhựa từ các nước phương Tây đang đầu độc Indonesia

06/12/2019    928    4.6/5 trong 5 lượt 
Rác thải nhựa từ các nước phương Tây đang đầu độc Indonesia
Rác thải nhựa từ các nước phương Tây đang đầu độc Indonesia
    • Indonesia đã trở thành bãi rác thải nhựa từ Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ.
    • Rác thải được người dân địa phương đốt làm nhiên liệu, gây nên các bệnh đường hô hấp và những vấn đề sức khỏe lâu dài khác cho những người dân hít phải khói ô nhiễm.
    • Nghiên cứu cho thấy các chất gây ô nhiễm này đã nhiễm bẩn vào chuỗi thực phẩm của Indonesia.
Mỗi ngày, người dân ở các nước phương Tây, ở Úc, châu Âu và Bắc Mỹ cần mẫn phân loại rác thải nhựa gia đình đem thu gom và gửi đi tái chế. Nhưng phần lớn trong số đó lại không được tái chế. Thay vào đó, nó được xuất khẩu - đôi khi bất hợp pháp - sang Indonesia và các nước láng giềng, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.
Rác thải được vận chuyển bằng container, có khi là hàng nhập khẩu hợp pháp, có khi lại phải giấu trong những lô hàng khác. Sau đó, kết hợp thêm vấn đề rác thải nhựa trong nước, tạo nên 9 triệu tấn rác thải hàng năm.
Nhựa được đốt trên diện rộng để giảm bớt sự quá tải rác thải ở Indonesia, trong khi đó các xe tải chứa đầy rác được bán cho người dân địa phương.
Họ chọn những món tốt nhất trong đó để bán cho các nhà máy nhựa địa phương. Các đống rác thải còn sót lại cung cấp nguồn nhiên liệu rẻ và dồi dào cho các doanh nghiệp địa phương.
Nhưng có một chi phí tiềm ẩn: nhựa bị đốt cháy gây ra các vấn đề về đường hô hấp cho những người hít phải khói độc.

Nhựa độc hại

Indonesia đã trở thành bãi rác chất đầy số lượng lớn nhựa không mong muốn của thế giới kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa nước ngoài. Lượng rác thải nhựa nhập khẩu vào Đông Nam Á của năm 2018 đã tăng gấp đôi so với năm trước, lên đến 320.000 tấn.
 

Nhựa thải nhiễm độc vào chuỗi thức ăn
 
Các nhà nghiên cứu tại Mạng lưới loại bỏ chất ô nhiễm quốc tế (IPEN – International Pollutants Elimination Network) đã phát hiện ra các hóa chất độc hại có trong nhựa đã làm ô nhiễm chuỗi thức ăn địa phương, khiến người dân ăn phải những thức ăn chứa các độc tố liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường và tổn thương hệ miễn dịch.
Tại ngôi làng Đông Java, Tropodo, một nhóm các nhà máy sản xuất đậu phụ tạo ra những đám khói đen từ việc đốt nhiên liệu nhựa. Một phân tích mẫu trứng địa phương cho thấy chúng bị nhiễm các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy (POPs – persistent organic pollutants). Mức độ dioxins cũng ngang ngửa với mức cao nhất từng được ghi nhận ở châu Á – cao hơn gấp 70 lần so với mức an toàn hàng ngày của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA – European Food Safety Authority’s) khuyến nghị.

Một vấn đề dai dẳng

Indonesia gần như không thể đối phó với rác thải của chính đất nước mình. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng điểm đến cuối cùng của một phần năm số lượng nhựa của đất nước này là các con sông và vùng nước ven biển.
Chính phủ đã gửi trả các lô hàng rác thải về, nhưng chúng thường được chuyển hướng sang nơi khác. Ví dụ, các nhóm môi trường Nexus3 và BAN nhận thấy rằng chỉ 12 trong số 58 container trở về đúng nơi đến là Hoa Kỳ, theo báo cáo của Reuters. Thay vào đó, 38 container đến Ấn Độ và các container còn lại được theo dấu đi đến Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Hà Lan và Canada.
Vấn đề vẫn còn tồn tại.
Trên toàn cầu, chỉ 9% trong số 9 tỷ tấn nhựa được sản xuất kể từ năm 1950 là được tái chế. Khoảng 13 triệu tấn chất thải nhựa rò rỉ vào đại dương của chúng ta mỗi năm, gây thiệt hại kinh tế 13 tỷ đô la cho hệ sinh thái biển.
Nếu xu hướng sản xuất nhựa hiện tại vẫn tiếp tục, IPEN cho biết, 26 tỷ tấn sẽ được sản xuất vào năm 2050 - gấp bốn lần so với thế giới đã sản xuất cho đến nay.
 
Johnny Wood
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan