Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sa thải nhiều công việc hơn?

19/09/2019    1.508    4.6/5 trong 5 lượt 
Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sa thải nhiều công việc hơn?
Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sa thải nhiều công việc hơn?
   Kể từ khi Homo erectus (Người đứng thẳng) mài đẽo một mảnh đá thành công cụ, sự an lạc của con người đã tăng lên rất nhiều. Bước đột phá công nghệ này đã dẫn đến chiếc rìu cầm tay đầu tiên và sau này là iPhone. Điều đó thuận lợi cho việc tổ chức một thời kỳ thay đổi mạnh mẽ giữa hai cuộc phát minh – khởi đầu vào năm 1760 – cho đến 4 cuộc cách mạng công nghiệp. 
   Mỗi một cuộc cách mạng diễn ra, những dự đoán tồi tệ về việc kéo theo một số lượng lớn công việc bị mất đi tăng lên theo. Ba cuộc cách mạng đầu tiên đã kết thúc và rõ ràng chúng ta đã lo ngại nhầm chỗ. Số lượng việc làm tăng lên theo mỗi cuộc cách mạng, cũng như mức sống và các chỉ số xã hội khác.
McKinsey dự đoán rằng 800 triệu người lao động hoặc một phần ba lực lượng lao động có thể bị di dời ở 42 quốc gia, vì Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR – 4th Industry Revolution). Khi được nhắc về trải nghiệm các cuộc cách mạng trước đó, sự trở lại lần này dường như có điều khác biệt. Mặc dù điều đó đã được nói đến ở đầu mỗi cuộc cách mạng, nhưng liệu có điều gì mới hơn cho lần này không?
   Các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, robot, blockchain (chuỗi các khối) và in 3D thực sự đang làm thay đổi các hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị, theo những cách không thể đoán trước. Bản thân công nghệ này rất khó hoạch định vì tốc độ tăng trưởng của nó có thể theo cấp số nhân, giai thừa hoặc cao hơn. Chính sự khó lường này đang làm cho việc đánh giá các tác động trở nên khó khăn. Khó khăn - nhưng không phải là không thể.
 
 
 
   Để bắt đầu, chúng tôi biết rằng rất nhiều công việc có tay nghề thấp, lặp đi lặp lại rằng công việc đang được tự động hóa, bắt đầu ở các nước có mức lương cao nhưng nhanh chóng lan sang các nước đang phát triển. Và không phải công việc cần tay nghề cao nào cũng miễn dịch trước sự ảnh hưởng này.
   Nhưng liệu có một giới hạn nào không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu cách thức làm việc đã được chuyển đổi như thế nào, đặc biệt là với các chuỗi giá trị toàn cầu. Các công việc hiện nay bao gồm một khối các nhiệm vụ, và nó đúng ở mọi cấp độ kỹ năng. Miễn là một trong vô số các nhiệm vụ mà một công nhân thực hiện không thể tự động hóa về mặt kỹ thuật và kinh tế, thì công việc đó có thể an toàn. Và có rất nhiều công việc như vậy, mặc dù có thể là không hiện hữu ra bên ngoài.
   Ví dụ, mặc dù hầu hết các công việc mà người bồi bàn làm có thể được tự động hóa nhưng vẫn cần sự tương tác của con người. Bàn tay con người vô cùng phức tạp và các nhà khoa học vẫn chưa tái tạo được các cảm biến xúc giác của da động vật. Robot tuy có thể mang súp đến cho bạn, nhưng cũng phải nỗ lực rất nhiều để không làm đổ súp ra ngoài. Ngoài những gì máy bán hàng tự động có thể phân phát, một số nhiệm vụ liên quan đến phục vụ vẫn sẽ cần con người.
Cuộc tranh luận có xu hướng tập trung sai vào tổng số (gross) hơn là công việc thực (net job), thường là vô ý. Nhưng nó là con số thực quan trọng trong cuộc tranh luận này.
    Ví dụ, tự động hóa các quy trình sản xuất nhiều hơn sẽ yêu cầu giám sát và kiểm soát chất lượng tốt hơn. Con người sẽ được yêu cầu thực hiện chức năng này. Việc tập trung vào tổng số mà bỏ qua các công việc cần kỹ năng cao được trực tiếp tạo ra từ kết quả của việc tự động hóa nhiều hơn.
    Và miễn là chi phí cho việc thêm nhiều giám sát viên không vượt quá mức tiết kiệm từ tự động hóa, việc giảm giá của sản phẩm cuối cùng sẽ thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu. Nếu sự gia tăng nhu cầu đủ lớn, nó thậm chí có thể mở rộng số lượng việc làm trong các nhà máy tự động hóa một phần, nhưng không phải tất cả, trong quá trình sản xuất của họ. Trong trường hợp này, tự động hóa dẫn đến sự gia tăng mạng lưới trong công việc.

Một silver lining

   Cũng sẽ có hiệu ứng liên ngành. Tăng năng suất từ công nghệ mới trong một ngành có thể làm giảm chi phí sản xuất ở các ngành khác thông qua các mối liên kết đầu ra của đầu vào, góp phần tăng nhu cầu và việc làm giữa các ngành. Nhu cầu cao hơn và sản xuất nhiều hơn trong một ngành làm tăng nhu cầu đối với các ngành khác, và cứ thế tiếp diễn.
   Tại sao, sau đó, sự bi quan lan rộng về 4IR và công việc?
 

 
   Ta có thể thấy rằng việc mất đi công việc hiện tại dễ hơn nhiều so với việc tưởng tượng một ngày nào đó sẽ xuất hiện công việc mới trong tương lai. Nói cho dễ hiểu, thì có thấy mới tin được. Cụ thể hơn, nó giống như sự nhầm lẫn giữa “gross” và “net”, nhưng lại được ngăn cách bởi thời gian và nhiều do dự hơn.
Phải nhấn mạnh rằng, thay thế các công việc thì khả thi hơn là tạo ra một việc làm mới. Chúng tôi cũng nghe nhiều hơn về điều đó bởi vì, trong khi lợi ích được phân tán rộng rãi trên toàn bộ công chúng thông qua giá thấp hơn, chi phí tập trung và có thể thay thế công nhân tay nghề thấp, cung cấp động lực lớn hơn để tổ chức và vận động chống đối hoặc phàn nàn về chi phí.
   Hơn nữa, khi sự do dự lên đỉnh điểm, nhìn chung phóng đại về giá trị tiềm năng cho nạn nhân vô tội của sự thay đổi sẽ an toàn hơn là khoác lác về nó . Tất cả những yếu tố này có thể kết hợp để giải thích sự bi quan không đáng có về công việc.
   Nhưng có thể trong cái rủi vẫn có cái may. Nếu nó dẫn đến những nỗ lực lớn hơn để cải thiện và định hình lại lực lượng lao động để thích ứng tốt hơn với thay đổi, thì đây chính xác là những gì được yêu cầu và không có việc làm quá sức. Trớ trêu thay, đó cũng có thể là sự bi quan tạo ra sự chuẩn bị dẫn đến việc nó bị đặt sai chỗ - nếu không là bắt đầu, thì là kết thúc!
 
Jayant Menon
weforum.org

Khách hàng

  • Coca Cola
  • Benh vien cho ray
  • doosan
  • Honda
  • Phong Phu
  • vicem
  • Vietnam airlines
  • ych
  • Dam Ca Mau
  • IPC
  • IAF
  • benh vien hoan my
  • DRC
  • Geleximco
  • cholimex
  • Nem Van Thanh
  • Petrolimex
  • ONP
  • Rang dong
  • Qui phuc
  • rincons
  • Sanofi
  • Ben thanh
  • Liksin
  • Vinh xuan