"Cải tiến liên tục tinh gọn 6 Sigma" là quyển sách thứ hai sau ấn bản đầu tiên là “Cải tiến năng lực bản thân: HIEP model” do chính GS.TS. Nguyễn Hiệp sáng tác. Trong suốt 20 năm đào tạo và tư vấn cho hơn 10.000 nhà quản lý, lãnh đạo, Thầy đã thấm nhuần các triết lý quản trị, hiểu rõ những điều bất cập trong hệ thống sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó, Thầy đã tóm gọn lại kiến thức về cải tiến và quản lý ngay trong quyển sách "Cải tiến liên tục tinh gọn 6 Sigma".
Bởi vì Kaizen là một triết lý hơn là một công cụ cụ thể, cách tiếp cận của nó được tìm thấy trong nhiều phương pháp cải tiến quy trình khác nhau, từ Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), đến việc sử dụng hộp thư góp ý của nhân viên. Theo kaizen, tất cả nhân viên có trách nhiệm xác định những lỗ hổng và sự kém hiệu quả và mọi người, ở mọi cấp độ trong tổ chức, đề xuất nơi cải tiến có thể diễn ra.
Thực hiện quy trình chất lượng không có nghĩa là không cần cải tiến thêm các thay đổi. Trên thực tế, hầu hết các quá trình chất lượng đều được xem xét định kỳ và các phát hiện sau đó được thực hiện như các quá trình đã thay đổi. Quá trình xem xét này nhằm mang lại sự thay đổi tích cực trong toàn bộ quá trình, khi được thực hiện chính thức với tất cả các nhân viên liên quan.
Global New Kaizen Academy vừa cung cấp dịch vụ đào tạo cho các kỷ sư điện tử- tin học trong ngành sản xuất điện tử hàng không vũ trũ & chip test covid hàng đầu Hoa Kỳ tại Việt Nam. 25 kỷ sư đầu tiên 2021 đã trở thành nhà thực hành Kaizen Lean Six Sigma Green Belt trong tương lai tới, là những nhà quản lý chất lượng cao mang tính đẳng cấp quốc tế.
Theo Giáo sư Deming - cha đẻ của Quản lý Chất lượng đã nói:” Chất lượng là quyết định sự sống còn của doanh nghiệp”. Trong bối cảnh hiện nay trên toàn cầu, các Tập đoàn Đa Quốc gia đang hướng tới việc tuyển dụng nhân sự theo chuẩn năng lực đẳng cấp quốc tế để đảm nhận các vị trí quản lý nhằm kiểm soát các tổn thất và nâng cao chất lượng để gia tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi là nhà tiên phong đầu tiên đưa chương trình theo năng lưc quốc tế về Việt Nam để đào tạo cung cấp chuyên gia đẳng cấp quốc tế.
Thực tế một doanh nghiệp chỉ có thể duy trì động lực khi huy động được nguồn sức mạnh tiềm ẩn dưới cách tiếp cận hai chiều đổi mới cơ bản và cải tiến nhỏ tăng dần
Kaizen (cải tiến liên tục) đại diện cho sự thay đổi lớn dần và liên tục khi cộng dồn nhiều thay đổi nhỏ với nhau. Nó không đại diện cho những đổi mới mang tính cách mạng mà là công việc ai cũng có thể tham gia bằng những cách thức thông thường để tạo nên cải tiến hợp lý
Giáo sư Masaaki Imai đã thành lập Viện Kaizen cách đây 35 năm ở Thụy Sĩ, nơi dẫn đến việc xuất bản cuốn sách bán chạy nhất của ông “ KAIZEN ™: Chìa khóa thành công cạnh tranh của Nhật Bản ” (McGraw Hill 1986). Không nghi ngờ gì nữa, các sử gia tương lai sẽ đánh giá năm 1985 là một trong những bước ngoặt trong sự phát triển của chất lượng, năng suất và quản lý quan hệ lao động. Thật vậy, chúng tôi tin rằng KAIZEN ™, cùng với buổi bình minh của công nghệ thông tin và toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và dịch vụ, là ba đổi mới kinh tế hàng đầu của thế kỷ 20. Những điều này đã tạo ra tác động tích cực lâu dài đến nền kinh tế thế giới, tiếp tục kéo dài sang thế kỷ 21.
Lãnh đạo và quản lý là “linh hồn hay tài sản” quan trọng nhất đối với các tổ chức, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra cạnh tranh quyết liệt.Sự tồn tại, phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, mang lại giá trị gia tăng cho cổ đông đây là vấn đề thách thức của lãnh đạo và quản lý.
Nếu như phương pháp quản lý Tây Âu thiên về kiểm soát thời gian và chế độ làm việc của công nhân một cách cơ học rất chặt chẽ thì người Nhật lại chú ý giải quyết vấn đề tâm lý, cải thiện điều kiện lao động và không khí làm việc trong tập thể, hoàn thiện môi trường làm việc. đó cũng chính là những ý tưởng của 5S – phương pháp được các công ty Nhật Bản ưa chuộng. Đây là một cách làm hết sức đơn giản những rất có tác dụng để nâng cao hiệu quả và chất lượng. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi hoạt động từ sản xuất tới dịch vụ, văn phòng.
Vào những năm 80, 90, nền kinh tế của Nhật Bản rơi vào suy thoái trầm trọng, đây được xem là thập niên mất mát của Nhật Bản. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp trong nước bắt đầu vắt óc để tìm kiếm giải pháp, cần phải giải quyết bài toán khó là làm sao cải tiến năng suất sản xuất với mức chi phí tối thiểu nhất. Từ đó, triết lý Kaizen và công cụ 5S ra đời, đây được xem là một thành tựu nổi tiếng, đáng tự hào của đất nước Phù Tang.
Triết lý Kaizen và phương pháp 5S được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng đến nay mức độ phổ biến vẫn chưa được rộng rãi. Thực tế cho thấy, 2/3 trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chính vì vậy việc ứng dụng Kaizen, 5S thật sự rất cần thiết. Triết lý kinh tế này không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động mà còn tránh lãng phí, tăng sinh lợi nhuận. Vậy tại sao doanh nghiệp lại không mang Kaizen, 5S vào chiến lược phát triển của mình?
Hiểu rõ triết lý Kaizen 5S